Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc

Hoài Linh Thứ sáu, ngày 16/02/2024 19:33 PM (GMT+7)
Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đổ về sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình để tham quan, vui chơi trước ngày khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Bình luận 0
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 1.

Chiều ngày 16/2, có mặt sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, ghi nhận của phóng viên các thí sinh đang tập duyệt để chuẩn bị cho vòng thi sơ khảo trình diễn trang phục dân tộc Mường. Ảnh: Phạm Hoài.

Một số hình ảnh về  Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 2.

Đông đảo người dân và du khách tới xem các thí sinh tập duyệt. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 3.

Mặc dù Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024 chưa chính thức khai mạc nhưng đông dảo người dân và du khách thập phương đã tới đây để tham quan, vui chơi. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 4.

Du khách thích thú tham gia trò chơi dân gian đánh đu tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 5.

Nhiều hoạt động thể thao, trò chơi dân gian được tổ chức tại Lễ hội. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 6.

Cồng chiêng - nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Mường được trưng bày tại Lễ hội. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 7.

Du khách thích thú với những sản phẩm mây tre đan của đồng bào dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 8.

Gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của huyện Lạc Sơn. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 9.

Chị Quách Thị Hòa - Giám đốc Hợp tác xã Tổng hợp sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và truyền thống huyện Lạc Sơn (thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) cho hay, đến với Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm nay, chúng tôi mang đến những sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của huyện Lạc Sơn để trưng bày, giới thiệu đến người dân trong, ngoài huyện và du khách. Qua đó, giúp các sản phẩm của địa phương được đến tay với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 10.

Bà Dương Thị Bin - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành (xóm Lục, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn) chia sẻ: "Để có các sản phẩm thổ cẩm trưng bày tại Lễ hội, các thành viên đã phải chuẩn bị trước đó một thời gian dài. Những sản phẩm thổ cẩm của Hợp tác xã đều được làm bằng tay rất đẹp mắt, tinh tế. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Mường mà chúng tôi muốn gửi đến với du khách thập phương". Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 11.

"Để đến Lễ hội, gia đình tôi đã phải bắt xe khách đi từ sáng sớm. Đến đây, tôi và gia đình thưởng thức nhiều hoạt động văn nghệ thể thao, trò chơi dân gian đặc sắc. Từ sáng sớm đến chiều nay, lượng người đổ về sân vận động rất đông. Gia đình tôi dự định ở lại qua ngày để tham dự khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường vào sáng ngày mai (17/2)", bà Bùi Thị Đông, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc cho hay. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 12.

Những điểm bày bán đồ chơi thu hút nhiều trẻ em. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đông nghịt người trước ngày khai mạc- Ảnh 13.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình chính thức khai mạc vào sáng 17/2, với các hoạt động chính như: Nghi lễ rước kiệu; biểu diễn màn hòa tấu Chiêng Mường; nghệ thuật chào mừng; tổ chức nghi thức xuống đồng; nghi thức tế lễ tại miếu thờ... Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian lớn nhất của người Mường, đặc biệt ở bốn vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình là Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội Khai hạ của người Mường Hoà Bình đã được Bộ VH-TT&DL công bố quyết định là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đây là lễ hội gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình mỗi dịp xuân về.

Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với người dân, xóm bản.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem