Lễ trao bằng tốt nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế: Người trong cuộc phản ứng thế nào?

Tào Nga Thứ hai, ngày 01/08/2022 15:30 PM (GMT+7)
Lễ trao bằng tốt nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế đang gây tranh cãi. Vậy sinh viên của trường có suy nghĩ gì?
Bình luận 0

Sinh viên nói gì về tranh cãi lễ trao bằng tốt nghiệp?

Mới đây, lễ trao bằng tốt nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã gây tranh trong cãi dư luận. Một số sinh viên khác thích thú với buổi lễ bày tỏ ý kiến "Xịn xò quá"; "Trường sang chảnh thật, nhìn như lễ hội hoàng gia"; "Ước gì mình được học ở đây"... Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản đối cho rằng nhà trường quá "màu mè"; "đua đòi"; "làm lố"...

Hiện vụ việc đang gây tranh cãi nhiều chiều trong dư luận. Vậy sinh viên của Trường Đại học Kinh tế nghĩ gì về cách thức tổ chức lễ tốt nghiệp này?

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, em Nguyễn Thu Hà, sinh viên năm 4 của trường vừa tham dự buổi lễ tốt nghiệp cho hay: "Chúng em cũng đọc nhiều phản hồi từ dư luận. Tuy nhiên, chúng em luôn tự hào về trường và cảm ơn ban giám hiệu đã dành cho chúng em buổi lễ tốt nghiệp thật ý nghĩa". Hà cho biết, không chỉ bản thân em mà nhiều sinh viên khác cũng chung cảm xúc.

Lễ trao bằng tốt nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế: "Người trong cuộc" phản ứng thế nào? - Ảnh 1.

Trao bằng tốt nghiệp tại Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: UEB

Liên quan đến tranh cãi về buổi lễ tốt nghiệp này, em Hoàng Khánh Hoà, sinh viên khoa Kinh tế, K62, khoá 2017-2021 của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: "Em tốt nghiệp năm 2021 vào thời điểm dịch Covid-19 nên trường không thể tổ chức làm lễ tốt nghiệp tập trung. Tuy nhiên, về việc xét tốt nghiệp, trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên, từ tích đủ tín chỉ, đến hoàn thiện chứng chỉ tiếng Anh cho các bạn sinh viên...

Còn với lễ tốt nghiệp dành cho K63 năm nay, bản thân em thấy khá ấn tượng. Đây không phải là điều mới mẻ của trường nhưng năm nay lại thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng".

Nên hay không tổ chức tốt nghiệp với trang phục "lạ"?

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, đổi mới, sáng tạo là chủ trương và tinh thần chung của các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng uy tín, tạo ra một môi trường giáo dục văn minh, lành mạnh, tiến bộ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Bởi vậy ngoài nội dung đổi mới về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật thì nhiều cơ sở giáo dục cũng chú ý đến các chương trình ngoại khóa, các thủ tục, nghi lễ để tạo ra sự khác biệt, gây ấn tượng, tạo ra tâm lý phấn khởi, tự hào của cơ sở giáo dục.

Từ trước đến nay thì việc tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên, học viên sau đại học được tổ chức trang trọng tại cơ sở giáo dục hoặc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trang phục sử dụng trong các buổi trao bằng ở mỗi cơ sở giáo dục có thể khác nhau nhưng cơ bản là màu xanh, màu đen và màu đỏ với những form mẫu truyền thống. Đây là những bộ lễ phục và đồng phục của sinh viên, học viên ở các cơ sở giáo dục này. Bộ trang phục này cũng có thể do cơ sở giáo dục thuê của các tổ chức cung cấp dịch vụ bên ngoài.

Buổi trao bằng tốt nghiệp của Trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội khiến nhiều người khá bất ngờ bởi trang phục lạ, người trao bằng mặc bộ lễ phục màu đỏ bằng nhung lạ mắt và có mang theo quyền trượng... Khi hình ảnh về buổi lễ được đăng tải trên mạng xã hội thì có nhiều ý kiến khác nhau về lễ phục, trong đó nhiều người thấy lạ và cho rằng không phù hợp.

Lễ trao bằng tốt nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế: Trang phục lạ có vi phạm pháp luật, văn hóa? - Ảnh 1.

Nghi thức trong buổi lễ tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế. Ảnh: UEB

Dưới góc độ pháp lý thì việc mặc chuẩn lễ phục như vậy là không vi phạm pháp luật. Cá nhân tôi cho rằng đây là một buổi trao bằng ấn tượng và lạ. Có thể đại diện nhà trường sẽ giải thích lý do tại sao buổi trao bằng này lại khác thường so với những lần trước và khác với trang phục, thủ tục của các cơ sở giáo dục khác. Đổi mới về nội dung và hình thức trong giáo dục là cần thiết, dù vậy nhà trường cũng cần phải tính toán sao cho phù hợp với văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục".

Liên quan đến vụ việc, chia sẻ với PV báo Dân Việt, Ths Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho hay: "Tôi đồng ý hoàn toàn với việc phá cách để tổ chức lễ tốt nghiệp. Lễ là phải vui và trang trọng là được. Quyền trượng là thể hiện quyền lực của nhà trường thì hiệu trưởng cầm thì có gì là lạ? Lạ là nhiều người đã phản ứng với cách làm của trường.

Tôi thấy mọi việc bình thường và lễ trao bằng tốt nghiệp đại học đã diễn ra rất ấn tượng với sinh viên. Quan trọng là sinh viên thích và thấy ý nghĩa, được vinh danh thành quả học tập một cách trang trọng.

Lễ phục tốt nghiệp hiện không chỉ dành riêng cho các bậc đại học, sau đại học mà nó đã đại trà, từ mầm non tới phổ thông khi tốt nghiệp đều có thể mặc. Miễn là phải lịch sự, trang trọng và mọi người thấy vui vẻ là được".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem