Một chuyên gia tài chính cho rằng quyết định này của LienVietPostBank không phù hợp với một thị trường lao động theo thông lệ quốc tế dựa vào sự bình đẳng và cạnh tranh.
“Trên thị trường lao động bình đẳng thì tên, quê quán và quan hệ xã hội không thể thuộc những tiêu chí tuyển dụng. Trong bất cứ cách tuyển dụng nào, nếu đưa những tiêu chí này vào đều mang tính kỳ thị và không thích hợp trong một xã hội và kinh tế tế bình đẳng”, vị chuyên gia này bình luận.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Hà Nội cho rằng quyết định tuyển dụng này của LienVietPostBank khiến người lao động không còn tin vào sự công bằng trong thi cử, tuyển dụng ở đây. “Điều này khiến cho LienVietPostBank sẽ không tuyển được nhân viên giỏi, vì những người tài và có lòng tự trọng sẽ kém mặn mà nộp đơn thi tuyển vào ngân hàng”, vị này phân tích.
Vị này phân tích, LienVietPostBank là ngân hàng đại chúng, có nhiều vốn góp từ các cổ đông chứ không phải của cá nhân ông Minh. Cá nhân ông Minh không sử hữu tỷ lệ cổ phần lớn và chỉ là đại diện cho Công ty Him Lam làm đại diện trong HĐQT của LienVietPostBank.
“Với vị trí đó, ông Minh phải hành động vì quyền lợi của đa số cổ đông để đem lại lợi ích cao nhất cho cổ đông chứ không phải đem lại lợi ích cho cá nhân mình. Việc ưu tiên người thân trong tuyển dụng đang bị chống vì là lợi ích nhóm. Nếu muốn tuyển dụng theo hình thức này, ông Minh phải đem ra đại hội đồng cổ đông để biểu quyết. Vì có rất nhiều cổ đông của LienVietPostBank cũng có con cái muốn ngân hàng làm và cũng muốn được ưu tiên thì sao?”, vị này phân tích.
Theo vị này, với quyết định tuyển dụng này có thể đặt dấu hỏi về quản trị ngân hàng. “Với quản trị thể hiện ra như thế này thì sau này gọi tăng vốn làm sao, phát hành thêm cổ phần thế nào, tìm kiếm đối tác chiến lược ra sao?"
Nhiều quan điểm cũng cho rằng việc HĐQT bầu ông Minh làm chủ tịch HĐQT LienVietPostBank là để làm lợi cho cổ đông chứ không phải để làm lợi cho một dòng họ. Mà dòng họ này không biết có bao nhiêu người là cổ đông của LienVietPostBank?
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc ACB, nhìn nhận việc tuyển dụng này của LienVietPostBank chỉ là một cách làm. Chứ việc tuyển dụng nhân sự mới ngân hàng ngoài những yêu cầu chung cho mọi người thì vẫn có những tiêu chuẩn riêng của họ.
“Tại sao mình phải lo cho họ khi chính họ là người làm ra tiền cho cổ đông. Nếu việc tuyển dụng này làm cho ngân hàng làm ăn thua kém thì chính cổ động sẽ mời họ đi chỗ khác. Còn nếu họ là cổ đông lớn, muốn làm từ thiện cho dòng họ mà bất kệ hiệu quả thì đó là việc của họ. Kinh tế sẽ quyết định tất cả”, ông Toại nêu quan điểm.
Nếu xét về hiệu quả kinh doanh, 5 năm qua LienVietPostBank luôn có lợi nhuận đi giật lùi. Năm 2011, ngân hàng đạt 1.086 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2012 mức lợi nhuận chỉ còn 967 tỷ đồng. Năm 2013 là 664 tỷ đồng. Năm 2014 chỉ còn 535 tỷ đồng và tới năm 2015 chỉ còn 422 tỷ đồng.
LienVietPostBank không phải trường hợp đầu tiên. Hồi tháng 10.2015, Agribank cũng từng gây sự chú ý của dư luận khi có thông báo ưu tiên tuyển dụng con em trong ngành. Theo đó, con đẻ, dâu, rể hoặc con nuôi của cán bộ Agribank sẽ được ưu tiên cộng 30% thang điểm trong đợt tuyển dụng sắp tới theo thông báo chính thức trên website. Sau khi nhận phản ứng từ dư luận, Hội đồng thành viên Agribank đã có cuộc họp khẩn cấp và quyết định dừng việc cộng điểm cho con em trong nhà.
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch LienVietPostBank xác nhận có việc ưu tiên tuyển dụng này, nhưng ngân hàng chỉ ưu tiên tuyển các con em ở những huyện nghèo, thuộc các tỉnh vùng sâu vùng xa vào làm vị trí kiểm ngân cho ngân hàng.
"Đợt tuyển ưu tiên này chỉ cho 62 cháu, ưu tiên cho những con em ở vùng quê nghèo không có cơ hội vào làm kiểm ngân, vị trí mà học sinh tốt nghiệp cấp III cũng làm được. Tuy nhiên, các trường hợp được ưu tiên tối thiểu phải tốt nghiệp từ trung cấp trở lên", ông Minh nói.
Ông Minh cho biết thêm các trường hợp tuyển dụng vị trí khác xét tuyển bình thường, do nhân sự thực hiện, không có ưu tiên.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.