Giống như trong mọi cuộc chiến tranh khác kể từ khi radio ra đời, lính mang điện đài hay điện đài viên, lính thông tin luôn là những mục tiêu bị đối phương săn tìm gắt gao nhất trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong Chiến tranh Việt Nam, khi mà khoảng cách giao tranh bị rút ngắn xuống rất hẹp do lối đánh "bám sát thắt lưng địch" của ta, lính điện đài viên của Mỹ thậm chí còn đối mặt với nguy hiểm hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do khoảng cách giao tranh rất hẹp, quân giải phóng hoàn toàn có thể chỉ dùng mắt thường để phát hiện, định vị cũng như tiêu diệt điện đài viên của đối phương và cả những người lính khác gần bên cạnh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, do công nghệ của thời điểm này chưa phát triển mạnh nên điện đài thường có kích thước lớn, trọng lượng nặng, rất dễ bị phát hiện và đặc biệt nó còn có ăng-ten rất dài. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiếc ăng-ten này sẽ chỉ ra chính xác vị trí của điện đài viên giữa chiến trường rộng lớn và quân giải phóng có thể tập trung hỏa lực, dù không tiêu diệt được mục tiêu nhưng cũng đảm bảo sẽ "ghìm chặt" đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điện đài viên còn luôn bám sát sĩ quan chỉ huy để giúp viên chỉ huy này liên lạc với các chỉ huy khác nhằm hiệp đồng hoặc xin tăng viện hỏa lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc phát hiện được điện đài viên trên chiến trường, nhiều khả năng cũng sẽ khiến sĩ quan chỉ huy của đối phương bị lộ vị trí. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong lúc này, việc cần làm để tạo ra hiệu quả là dồn lực để "đánh vào đầu rắn", tiêu diệt những cá nhân quan trọng nhất của lực lượng địch, khiến đội hình tác chiến đối phương bị "mất đầu". Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc tiêu diệt được điện đài viên nhiều cơ may sẽ còn phá hủy được luôn chiếc điện đài, khiến đối phương về cơ bản sẽ bị cắt đứt mọi thông tin liên lạc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc này khiến cho quá trình tác chiến của đối phương bị gián đoạn, đặc biệt là với đội quân có khả năng hiệp đồng tốt như Mỹ sẽ gần như không thể tác chiến thuận lợi khi không có phương tiện liên lạc hiệu quả. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, việc mang vác và đảm bảo điện đài hoạt động được tốt trong điều kiện hành quân bộ trên chiến trường Việt Nam cũng là điều rất khó khăn do thiết bị này thường rất nặng và cồng kềnh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngần đó lý do cũng đủ để ta nhận thấy rằng những điện đài viên của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam phải vất vả như thế nào trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.