Hình ảnh thiết kế trước và sau khi sửa đổi của đoàn tàu metro số 1
Ngày 16.9, ông Dương Hữu Hòa, Giám đốc dự án tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên cho biết, sau thời gian TP tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân, chuyên gia và cơ quan chức năng, đến nay mẫu thiết kế mới về đầu máy và toa xe của tuyến metro số 1 đã có sự thay đổi.
Theo đó, thiết kế mới được thay đổi với mui toa tàu được bo tròn, mặt kính đặt nghiêng, phần dưới đầu tàu nhô ra. Màu sơn dù vẫn là hai màu chủ đạo trắng và xanh da trời, song cách phối màu được đánh giá là tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Thiết kế cũ, đầu tàu hình vuông bị cho là lạc hậu, không thẩm mỹ với đầu tàu thon (mô phỏng đầu máy bay) có hiệu quả hơn về mặt khí động học.
Hình ảnh thiết kế và mô hình đầu tàu đường sắt metro trước khi sửa đổi. Đầu tàu này hình vuông bị cho là lạc hậu, không thẩm mỹ
Thiết kế mới được thay đổi với mui toa tàu được bo tròn, mặt kính đặt nghiêng, phần dưới đầu tàu nhô ra
Ngoài ra, thiết kế nội thất bên trong tàu cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn như: giữa hai hàng ghế hành khách được bố trí thêm các trụ đứng, cánh gà chắn gió được làm bằng kính cường lực, ghế ngồi có vẻ hiện đại và sang trọng...Các thanh treo ở giữa được lắp thêm, tay nắm có dạng lõm ngón tay được hạ thấp và dời vào phía trong.
Thiết kế và mô hình nội thất bên trong tàu trước khi sửa đổi
Giữa hai hàng ghế hành khách được bố trí thêm các trụ đứng, cánh gà chắn gió được làm bằng kính cường lực, ghế ngồi có vẻ hiện đại và sang trọng... Các thanh treo ở giữa được lắp thêm, tay nắm có dạng lõm ngón tay được hạ thấp và dời vào phía trong.
Giám đốc tuyến đường sắt đô thị số 1 cho biết ,dự kiến tháng 10.2018, các nhà thầu Nhật Bản sản xuất xong và đưa đoàn tàu đầu tiên về Việt Nam. Riêng ngày 15/10, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp ray cho đoạn đi trên cao của tuyến metro số 1.
Dự án đường sắt metro Bến Thành – Suối Tiên dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2020
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012. Tuyến dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Trong đó, 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
Sau hơn 3 tháng thi công, “quái vật” robot TBM đã xuyên hàng trăm mét dưới lòng đất ở Sài Gòn để làm hầm ngầm metro.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.