Loài cua có tên là ma nhưng đẹp tuyệt vời không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có!

Thứ sáu, ngày 12/11/2021 13:20 PM (GMT+7)
Các nhà khoa học đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra loài cua ma là động vật đầu tiên sử dụng âm thanh của dạ dày để giao tiếp.
Bình luận 0

Cua ma (Ghost crab) là một loài cua nhỏ, màu đỏ cam với những chấm cát trên lưng mai (lớp vỏ cứng phía trên). Chúng có thân hình hộp, hai mắt dày và dài, và một cái vuốt lớn hơn cái còn lại ở cả con đực và con cái để kiếm ăn và đào hang. 

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 1.

Cua ma (Ghost crab) là một loài cua nhỏ, màu đỏ cam với những chấm cát trên lưng mai (lớp vỏ cứng phía trên). Chúng có thân hình hộp, hai mắt dày và dài, và một cái vuốt lớn hơn cái còn lại ở cả con đực và con cái để kiếm ăn và đào hang.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 2.

Mới đây, các nhà nghiên cứu cho biết cua ma là loài động vật đầu tiên sử dụng âm thanh của dạ dày để giao tiếp. Loài cua thường sở hữu dạ dày khác thường giúp chúng chế biến thức ăn. Bên trong dạ dày của chúng là những chiếc răng nhỏ, xếp cạnh nhau thành "cối xay dạ dày".

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 3.

Riêng ở loài cua ma, chiếc cối xay có thêm một chiếc răng sắc ở giữa. Khi thức ăn đi vào dạ dày, cơ chế của chiếc cối xay có nhiệm vụ cắt nhỏ và nghiền nát những gì đi vào trong bụng.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 4.

Chúng không chỉ phát triển các cơ chế đặc biệt trên càng để tạo ra âm thanh, mà chúng còn áp dụng phương pháp thứ hai này như một phương án dự phòng. Nếu càng của chúng đã bận rộn, chúng có thể tạo ra những âm thanh tương tự bên trong bụng.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 5.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã thử nghiên cứu sâu hơn vào cấu tạo bên trong. Lần thử đầu tiên đã thất bại khi một con cua nghiền nát ống nội soi nhỏ xíu đưa vào miệng nó. Tiếp tục ở lần thử thứ hai, họ tiếp cận theo cách hiệu quả hơn.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 6.

Họ sử dụng một kỹ thuật gọi là đo độ rung doppler laze, các nhà khoa học đã chiếu tia laze vào các bộ phận khác nhau của một con cua. Kết quả cho thấy rằng những rung động mạnh mẽ nhất đến từ vùng bụng của loài động vậy này.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 7.

Để tìm hiểu kĩ hơn về cơ chế này, nhóm nghiên cứu của Taylor đã đưa những con cua đến một trung tâm y tế. Họ chụp X-quang cho cua khi chúng vật lộn với que và các vật dụng khác. Sau nhiều lần thử, các nhà nghiên cứu đã ghi lại cảnh các cối xay dạ dày đang hoạt động để tạo ra âm thanh cảnh báo.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 8.

Vũ khí bí mật này giúp cua ma đe dọa kẻ thù và xua đuổi những kẻ săn mồi khi hai chiếc càng to lớn của chúng đang bận rộn chiến đấu.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 9.

Bên cạnh đó, trên những chiếc càng, cua ma cũng có thể tạo ra âm thanh từ việc cọ xát các điểm gờ trên càng để dọa kẻ thù.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 10.

Những con

cua ma có kích thước to bằng một bàn tay

, chúng sống trong các hang đào trên cát và chuyên hoạt động về đêm. Loài cua này ở Việt Nam còn được người dân miền biển biết đến với cái tên "cua càng trắng".

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 11.

Cua ma có thể thay đổi màu sắc theo môi trường xung quanh. Tầm nhìn của chúng chính xác đến mức cho phép chúng bắt côn trùng trong không khí. Điểm mù duy nhất mà cua ma có là trực tiếp trên cao.

Sửng sốt loài cua ma không lưỡi vẫn kêu kỳ cục: Việt Nam cũng có! - Ảnh 12.

Loài cua này ăn được, tuy nhiên thịt của chúng không được nhiều và ngon như các loài cua khác.


Thùy Dung (TH) (kienthuc.net.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem