Phát hiện loài cua 'tí hon' từng xuất hiện trên Trái đất 100 triệu năm trước

Thứ năm, ngày 21/10/2021 11:00 AM (GMT+7)
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của một loài cua tí hon trong một miếng hổ phách. Khám phá này được đánh giá là một trong những công bố hấp dẫn nhất của ngành cổ sinh vật học trong những năm gần đây.
Bình luận 0
Phát hiện loài cua 'tí hon' từng xuất hiện trên Trái đất 100 triệu năm trước - Ảnh 1.

Sinh vật 100 triệu năm tuổi cũng có hình dáng giống như những con cua ngày nay. Ảnh: CNN

Javier Luque, nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học Tiến hóa và Sinh vật học tại Harvard, cho biết: "Mẫu vật thật ngoạn mục, có một không hai! Nó hoàn chỉnh và hầu như không bị hư hại". Javier là tác giả chính của nghiên cứu được công bố hôm 20/10 trên tạp chí Science Advances.

Các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và Canada đang nghiên cứu mẫu vật hổ phách có nguồn gốc từ miền bắc Myanmar, họ đặt tên cho nó là loài cua nhỏ Cretapsara athanata. Cái tên này đề cập đến kỷ Phấn trắng, thời kỳ khủng long sinh sống, và Apsara, một linh hồn của mây và nước trong thần thoại Đông Nam Á. Tên loài này được đặt theo "athanatos", có nghĩa là bất tử trong tiếng Hy Lạp, đề cập đến tình trạng bảo quản hoàn hảo của nó trong hổ phách.

Về ngoại hình, sinh vật 100 triệu năm tuổi có bề ngoài giống như những con cua sống quanh bờ biển ngày nay. Được biết, sinh vật này chỉ dài 5mm và có thể là một con cua con.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Cretapsara không phải là một loài cua biển, cũng không hoàn toàn sinh sống trên cạn. Có lẽ nó sống ở vùng nước ngọt, hoặc có thể là nước lợ, trên nền rừng. Họ cho rằng, giống như loài cua trên Đảo Christmas đỏ nổi tiếng, những con cua cổ đại đẻ con vào đại dương và sau đó quay trở lại đất liền.

Các nhà nghiên cứu cho biết Cretapsara đã chứng minh rằng cua từng thực hiện bước nhảy vọt từ biển vào đất liền trong thời kỳ khủng long, chứ không phải trong thời kỳ động vật có vú, như người ta nghĩ trước đây. Javier nói: "Trong hồ sơ hóa thạch, những loài cua khác tiến hóa cách đây 50 triệu năm, nhưng Cretapsara có thể đã xuất hiện từ trước đó rất lâu".

Lê Phương (CNN)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem