Lời nguyền xác ướp rùng rợn bắt nguồn từ đâu?

Thứ sáu, ngày 01/02/2019 15:32 PM (GMT+7)
Trong những năm qua, dư luận thường nghe đến lời nguyền xác ướp gây ra nhiều cái chết bất ngờ. Liệu chúng có thật hay không?
Bình luận 0

img

Theo các chuyên gia, cụm từ "lời nguyền xác ướp" lần đầu được lan truyền rộng rãi trên thế giới sai khi Howard Carter và nhóm khảo cổ của ông phát hiện lăng mộ pharaoh Ai Cập Tutankhamun tại Thung lũng các vị vua ở Luxor, Ai Cập năm 1922.

img

Việc tìm thấy xác ướp pharaoh Ai Cập Tutankhamun cùng kho báu khổng lồ trong lăng mộ được đánh giá là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất thế giới.

img

Tuy nhiên, sau khi mở lăng mộ của pharaoh Tutankhamun, một số người có có mặt lúc mở mộ qua đời một cách đột ngột và bí ẩn.

img

Đầu tiên là cái chết của Bá tước Carnarvon - người tài trợ cho cuộc khai quật, kế đến là 6 người tham gia quá trình mở mộ vị vua Ai Cập nổi tiếng này.

img

Trước những cái chết bí ẩn của những người tham gia vào việc mở mộ pharaoh Tutankhamun, một số người cho rằng nhóm khảo cổ này đã phá vỡ giấc ngủ ngàn thu của nhà vua nên đánh thức lời nguyền chết chóc.

img

Lời nguyền khắc nghiệt này đã gây ra cái chết của những người đã mạo phạm chốn yên nghỉ của pharaoh Tutankhamun.

img

Liên quan đến vấn đề này, nhà Ai Cập học Salima Ikram tại ĐH Mỹ ở Cairo, tin rằng, khái niệm lời nguyền thực ra có từ thời Ai Cập cổ đại. Nó giống như một phương pháp bảo vệ nguyên sơ cho nơi yên nghỉ của xác ướp.

img

Theo nhà Ai Cập học Ikram, các bức tường của những ngôi mộ thời cổ đại có khắc các “lời nguyền” nhằm hù dọa những kẻ có ý định mạo phạm hay cướp bóc đồ tùy táng của những vua chúa và thành viên hoàng tộc. Nội dung các lời nguyền cho thấy những kẻ mở mộ sẽ chết một cách đau đớn.

img

Tuy nhiên, một số nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra nguyên nhân cái chết của những người mở mộ cổ. Cụ thể, những ngôi mộ đóng kín trong suốt hàng nghìn nào có thể chứa đựng mầm bệnh gây nguy hiểm hay thậm chí giết chết ai đó khi mở mộ, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu.

img

Nguyên nhân là vì các xác ướp cổ xưa có nấm mốc, trong đó có những loại có độc tính cao, có khả năng gây tắc hoặc chảy máu phổi. Thậm chí, một số loại vi khuẩn có hại cho phổi cũng có thể phát triển trên các bức tường của hầm mộ, khiến cho việc đặt chân vào bên trong lăng mộ vô cùng nguy hiểm và có thể mất mạng sau một thời gian mà không hay biết.

Tâm Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem