Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đường Trường Sơn nối liền Nam Bắc có chiều dài lên tới hàng triệu kilomet dù nếu tính theo đường "chim bay" từ bắc vào nam chỉ khoảng 1.000km. Nguồn ảnh: Tạp chí Giao Thông
Vốn dĩ, đường Trường Sơn hay sau này được gọi là đường Hồ Chí Minh đã hình thành từ hàng thế kỉ trước khi người Pháp đặt chân tới An Nam dưới hình thức là một con đường mòn phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán và cả mục đích quân sự. Do có đường đi rất lắt léo và hiểm trở, bộ đội ta đã sử dụng con đường này để nối liền giao thông Bắc Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp để đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền, tránh được sự phát hiện của Thực Dân Pháp. Nguồn ảnh: Peter.
Đến khi Mỹ tiến hành xâm chiếm miền Nam Việt Nam và dựng lên chính phủ bù nhìn, tuyến đường này đã trở thành con đường chi viện vũ khí, khí tài, nhân lực, vật lực và cả tinh thần cho các quân dân miền Nam đứng lên thống nhất đất nước. Nguồn ảnh: Peter.
Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua khu vực có địa hình được coi là hiểm trở nhất Đông Nam Á với núi cao, ít dân cư bản địa, rừng rậm nhiệt đới và thú dữ. Những khu rừng dọc tuyến đường mòn có rất nhiều hiểm họa với lực lượng vận tải, từ khí hậu khắc nghiệt, côn trùng và thú dữ gây nguy hiểm cho con người cho tới địa chất yếu, bùn lầy và đầm lầy không phù hợp với các loại xe vận tải hạng nặng,... Nguồn ảnh: Quora.
Để tránh qua những đoạn đường nguy hiểm, khó đi, và hệ thống hàng rào điện tử Mc Namara do Mỹ dựng lên và để giảm thời gian một chuyến hàng từ Bắc vào Nam trong thời gian ngắn nhất, tuyến đường Trường Sơn được chia thành rất nhiều đường nhánh, đảm bảo dù một tuyến đường bị phát hiện thì các xe vận tải của ta vẫn thoải mái di chuyển qua những nhánh đường dự phòng, không bị ùn ứ, tắc lại. Nguồn ảnh: Cherris.
Chịu trách nhiệm duy trì sự hoạt động của tuyến đường mòn lịch sử này là Đoàn 559, sở dĩ có cái tên gọi như vậy là do đoàn này dược thành lập vào tháng 5.1959 với nhiệm vụ nối liền tuyến giao thông giúp chi viện cho miền Nam ruột thịt kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: National.
Trong giai đoạn từ năm 1959 tới năm 1963, tuyến đường mòn Hồ Chí Minh có tốc độ lưu thông rất chậm do nhiều đoạn đường chưa được hoàn thiện và đặc biệt là xăng dầu dự trữ dọc tuyến đường là rất ít. Tuy nhiên vấn đề này đã được khắc phục triệt để vào năm 1964 khi những tuyến đường ống xăng dầu xuyên rừng nối từ Bắc vào Nam dần được hoàn thiện, chỉ tính riêng trong năm 1964, lượng hàng hóa lưu thông trên đoạn đường này đã đạt tới con số 20 tới 30 tấn mỗi ngày. Nguồn ảnh: Sovsek.
Đến năm 1965, dù phía Mỹ và chư hầu có tăng cường đánh phá các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đặc biệt là đoạn vắt qua Lào, Campuchia nhưng tổng lượng hàng hóa phía ta vận chuyển an toàn vào nam đã bằng với cả 5 năm trước cộng lại, đây chính là một kỳ tích mà trước đó không ai dám nghĩ tới. Nguồn ảnh: National.
Tính đến ngày 30.4.1975, tuyến đường Trường Sơn đã tồn tại tới 6000 ngày đêm, tổng cộng đã có 120.000 nhân công bao gồm lực lượng công binh, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến đã làm nên hệ thống mạng lưới vững chắc với 5 trục đường chính và 21 trục đường ngang để chi viện trực tiếp cho các chiến trường ác liệt nhất. Nguồn ảnh: Oldpiz.
Tổng chiều dài của con đường Trường Sơn lên tới 2 vạn kilomet (chỉ tính đường ô-tô đi được, đường mòn cho bộ binh hành quân còn dài gấp nhiều lần như vậy), 1.400 km đường ống xăng dầu và đặc biệt quan trọng là 3.140 km đường kín, cho phép xe tải của ta chạy được vào ban ngày mà không bị phát hiện. Trong 16 năm tồn tại, Đường Trường Sơn đã vận chuyển được hai triệu lượt người ra vào giữa miền nam-miền bắc, cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn và hơn 1 triệu tấn hàng hóa, vũ khí. Nguồn ảnh: Peter.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.