Lũ thế kỷ nhấn chìm Hà Tĩnh

Thứ hai, ngày 18/10/2010 07:03 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ba ngày mưa lớn liên tục cộng với xả lũ các hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác, Hố Hô và các hồ chứa khác đã gây nên trận ngập lụt trăm năm chưa từng có trên toàn tỉnh Hà Tĩnh.
Bình luận 0
img
Quốc lộ 8 đoạn qua địa phận huyện Đức Thọ bị lũ chia cắt.

Bơi giữa trận lũ “trăm năm có một”

Sáng 17-10, xuyên màn mưa dày đặc, quất xéo vào mặt tê rát, mặc, chúng tôi xắn quần, cài chắc chắn khuy mũ, áo mưa, để lại những vật dụng, giấy tờ cá nhân (kể cả thẻ nhà báo) gửi cho văn phòng UBND huyện, hướng về một số xã vùng sâu của huyện Vũ Quang.

Trước mắt chúng tôi là mênh mông đục ngầu nước lũ, thỉnh thoảng lại xuất hiện những nóc nhà nước ngập gần hết. Tuyến đường liên xã Ân Phú - Cửa Rào, nhiều chỗ bị ngập sâu hơn 2m, giao thông bị chia cắt. Nhiều diện tích cây vụ đông vừa khôi phục đã bị hỏng hoàn toàn. Hầu hết các công trình dân sinh đều bị chìm trong lũ.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Đào, 55 tuổi ở xã Đức Bồng cho biết nhà chị bị nước ngập gần hết mái nhà, lợn, gà, đồ đạc đều bị trôi hết. Gia đình chị được lực lượng cứu hộ giúp đỡ nên thoát chết và được bà con cưu mang. Nhận phần quà cứu trợ từ tay Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình, chị không nén nổi xúc động: “Gia đình chúng tôi cảm ơn sự đùm bọc, cưu mang của cán bộ, của bà con láng giềng”.

Ông Nguyễn Thanh Bình ân cần hỏi thăm, động viên bà con đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất khi nước rút; đồng thời giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền huyện Vũ Quang phải huy động 4 tại chỗ, làm tốt công tác di dời dân, đảm bảo an toàn cho người và tài sản; không được để một người dân nào phải chịu đói khát.

Mưa vẫn trút xối xả, nước đang lên rất nhanh, chúng tôi quay trở lại đường Hồ Chí Minh để sang huyện Hương Sơn. Dọc đường bà con đã dựng những lều lánh tạm cho người và trâu bò, tuy nhiên nếu mưa vẫn tiếp tục thì nhiều đoạn sẽ bị ngập. Anh Phan Trung -một người dân huyện Hương Sơn cho biết: “Nước lên nhanh quá, chúng tôi phải cho bò lánh tạm, nếu không ổn sẽ phải dời đi nơi cao hơn, có mấy con bò bà con thả rông không kịp di dời đã bị lũ cuốn trôi, xót lắm”.

Theo ông Nguyễn Duy Trinh - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, đến 11 giờ trưa 17-10 nước lũ đã làm ngập hầu hết các xã trên địa bàn. Sau khi làm vỡ đập Khe Mơ (Sơn Hàm), một lượng nước hàng triệu mét khối đã gây ra một trận lũ quét tàn phá nặng nề hạ du đập và góp phần nâng mực nước lũ trong vùng lên cao hơn. Huyện đã di dời được hàng ngàn hộ dân thoát vùng lũ nguy hiểm đến nơi an toàn. Đến thời điểm này huyện có một người chết là em Đoàn Hiệp Đồng, học sinh lớp 9 ở Sơn Thủy trên đường đi học bị lũ cuốn trôi.

img
Lực luợng cứu hộ vận chuyển mì tôm cung cấp cho các hộ dân bị ngập nặng ở TP.Hà Tĩnh.

Hương Khê: Lụt chưa qua, lũ đã ập tới

img Nước lên nhanh quá, chúng tôi phải cho bò lánh tạm, nếu không ổn sẽ phải dời đi nơi cao hơn, có mấy con bò bà con thả rông không kịp di dời đã bị lũ cuốn trôi, xót lắm img

Anh Phan Trung - một người dân huyện Hương Sơn

Vùng rốn lũ vừa qua của Hà Tĩnh là huyện Hương Khê, nay lại tiếp tục ngập chìm trong lũ. Từ Hương Sơn chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh vội sang Hương Khê để biết nắm thêm tình hình lũ mới ở đây. Nhưng đi được mấy chục km thì đường ngập không đi được nữa. Đường tắc ở địa phận xã Hương Điền, Phúc Đồng. Đến lúc này mọi con đường đến Hương Khê đều bị ngập sâu trong nước.

Qua điện thoại, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, ông Đinh Hữu Tân cho biết, đến 9 giờ sáng 17-10, đỉnh lũ đo được tại trạm thủy văn Chu Lễ đã vượt mức báo động 3 hàng chục mét, hồ Rú Mão ở xã Phúc Đồng có nguy cơ bị vỡ, đang được tập trung ứng cứu. Hồ thủy điện Hố Hô nước đã lên đến gần 71m (cao trình hồ là 72m). Mặc dù 3 cánh cửa van xả lũ đã được mở nhưng do lưu vực hồ rộng, lượng mưa lớn, trong khi lòng hồ quá nhỏ, nước dồn về nhanh, xả không kịp.

Ông Tân Cho biết thêm, hiện nay tất cả 22 xã của huyện đều bị ngập nước, trong đó có 18 xã đã bị cô lập, trên 20.000 hộ dân bị ngập. Huyện đang huy động 14 xuồng và một số thuyền cùng lực lượng cứu hộ tiếp cận những vùng bị cô lập để di dời dân. Hai ngày qua do đề phòng sự cố nên toàn huyện bị cắt điện. Đây cũng là một trong những khó khăn cho điều hành, ứng phó với mưa lũ.

Không thể đến được với rốn lũ Hương Khê, chúng tôi tìm về hồ Kẻ Gỗ. Đường đến đây cũng chia cắt nhiều đoạn phải chuyển đổi mấy lần phương tiện. Từ xa đã nghe tiếng ầm ầm nước đổ ở tràn xả, cả khối nước khổng lồ từ cống xả tạo nên một thác nước ghê sợ. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vừa thị sát đập và kiểm tra, chỉ đạo công tác xả lũ ở đây. “Bằng mọi giá phải giữ cho được sự an toàn của Kẻ Gỗ” - ông Cự kiên quyết. Nếu hồ Kẻ Gỗ vỡ, hàng vạn dân vùng hạ du sẽ bơi trong bể nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem