Lư Tuấn Nghĩa

  • Lư Tuấn Nghĩa “ra mắt” Thủy Hử với những lời tán dương hoành tráng, từ chính miệng Tống Giang: “Trong thành Bắc Kinh, có Viên Ngoại họ Lư tên Tuấn Nghĩa, biệt hiệu Ngọc Kỳ Lân, đứng vào hạng Tam Kiệt ở Bắc Hà. Ông ta võ nghệ cao cường, côn quyền không ai địch nổi. Nếu Lương Sơn Bạc có được ông ấy, thì trong bụng tôi không lo nghĩ một điều chi nữa”.
  • 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, mỗi người một ngoại hiệu riêng, xuất thân, tính cách, bản lĩnh cũng khác nhau, đa dạng vô cùng. Nhưng bên cạnh những hảo hán mà biệt danh phản ánh chân thực con người và phẩm chất đặc biệt của họ thì Thủy Hử tồn tại không ít những tay mà ngoại hiệu một đằng, bản lĩnh một nẻo.
  • Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn, điểm sơ sơ đã nhiều người vì vợ ngoại tình nên cuối cùng gia đình tan nát. Ở bước đường cùng họ đã phải bỏ hết vinh hoa phú quý, sự nghiệp lẫy lừng để trở thành giặc cướp.
  • Thủy Hử có nhiều anh hùng, hảo hán giỏi bắn cung. Nhưng số 1, được tất cả thừa nhận chính là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh. Nhưng đến phần Hậu Thủy Hử, trong lần đại quân Lương Sơn đi đánh dẹp Phương Lạp, đã xuất hiện một nhân vật với tài cung tiễn siêu phàm, không hề thua kém Tiểu Lý Quảng. Một tay cung bá đạo, đã trực tiếp và gián tiếp, gây ra cái chết của tổng cộng 13 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc.
  • Nguồn gốc xuất thân và gia cảnh 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trước khi hội tụ tại Bến nước là rất khác nhau. Có người lang bạt kì hồ nay đây mai đó, có kẻ chỉ là nông dân nghèo bị áp bức kiềm kẹp, không ít đầu lĩnh từng là giặc cướp hay đảm nhiệm 1 chức quan triều đình và cũng có những cái tên thuộc dạng đại tài chủ, của nả ăn mấy đời không hết. Dưới đây là Tốp 4 hảo hán “phú gia địch quốc” trước khi trở thành đầu lĩnh Lương Sơn Bạc
  • 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, cách về “Bến nước” mỗi người mỗi khác. Có người tự nguyện mà đến. Có kẻ vì nghĩa mà nhập hội. Nhưng cũng không ít đầu lĩnh bị chính đại ca Tống Giang ép đến cùng đường tuyệt lộ mà đành ngập ngùi lên Lương Sơn. Và trong số những người bị ép lên, có ít nhất 3 cái tên, dù sau này vẫn tận tâm tận lực vì Lương Sơn, nhưng trong lòng thì vẫn ôm hận Tống Giang vô cùng…
  • Giữa Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa và Lãng tử Yến Thanh, hai nhân vật có nhiều “đất diễn” trong Thủy Hử của Thi Nại Am, là mối quan hệ chủ-tớ, cha-con nuôi hay ẩn sâu trong họ là một sự gắn kết đặc biệt, đồng tính luyến ái?
  • Có rất nhiều cách, từ mối liên hệ trong Kinh Dịch, Phật Giáo hay Đạo giáo, để lý giải về việc tại sao bến nước Thủy Hử lại hội tụ đúng 108 anh hùng, thay vì một con số khác. Nhưng vấn đề là, trong 108 đầu lĩnh Lương Sơn, có những cái tên chẳng hề… anh hùng chút nào, thậm chí cũng không có bất kì đóng góp giá trị trong những chiến tích của nghĩa quân Lương Sơn.
  • Sử Văn Cung, là giáo sư dạy võ cho 5 con trai của nhà họ Tăng, cũng là chiến tướng số 1 của Tăng Đầu Thị. Thủy Hử không ghi chép rõ nguồn gốc xuất thân cũng như sở học của Sử Văn Cung từ đâu mà có nhưng theo một vài câu chuyện truyền miệng trong dân gian thời Tống thì Cung là huynh đệ đồng môn của Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa và Báo Tử Đầu Lâm Xung.
  • Là một trong số ít những nhân tài bị Tống Giang dùng kế lừa lên Lương Sơn, thế nhưng Lư Tuấn Nghĩa sau đó vẫn chấp nhận xóa bỏ hận thù với những người ông từng coi là giặc cỏ.