Lừa đảo tiền điện tử, chủ nghĩa tin tặc sẽ trỗi dậy vào năm 2022

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 17/01/2022 16:35 PM (GMT+7)
Cuộc khảo sát hàng năm của các cơ quan quản lý chứng khoán Bắc Mỹ khuyến cáo các nhà đầu tư nên thận trọng, trước khi mua các khoản đầu tư phổ biến liên quan đến tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số.
Bình luận 0

"Các khoản đầu tư liên quan đến tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số là mối đe dọa hàng đầu đối với các nhà đầu tư cho đến nay", theo dữ liệu mới từ Hiệp hội Quản trị Chứng khoán Bắc Mỹ (NASAA).

"Những câu chuyện về triệu phú tiền điện tử đã thu hút một số nhà đầu tư thử đầu tư vào tiền điện tử hoặc các khoản đầu tư liên quan đến tiền điện tử trong nhiều năm gần đây, thế nhưng nhiều câu chuyện về những người đặt cược lớn và thua lớn sẽ tiếp tục xuất hiện trong 2022", Đồng Chủ tịch Ủy ban Thực thi Joseph P. Borg, Giám đốc Ủy ban Chứng khoán Alabama cho biết trong một tuyên bố.

Lừa đảo tiền điện tử, chủ nghĩa tin tặc sẽ trỗi dậy vào năm 2022. Ảnh: @AFP.

Lừa đảo tiền điện tử: Mối đe dọa hàng đầu đối với các nhà đầu tư trong năm 2022. Ảnh: @AFP.

Cuộc khảo sát hàng năm của các cơ quan quản lý chứng khoán Bắc Mỹ khuyến cáo các nhà đầu tư nên thận trọng trước khi mua các khoản đầu tư phổ biến và dễ bay hơi, đặc biệt là những khoản liên quan đến tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số.

"Dấu hiệu phổ biến nhất của một vụ lừa đảo đầu tư là một lời đề nghị đảm bảo lợi nhuận cao mà không có rủi ro. Điều quan trọng là các nhà đầu tư phải hiểu họ đang đầu tư vào cái gì và họ đang đầu tư với ai", Melanie Senter Lubin, Chủ tịch NASAA và Ủy viên Chứng khoán Maryland cho biết.

"Giáo dục và thông tin kịp thời, đầy đủ là cách bảo vệ tốt nhất để nhà đầu tư chống lại gian lận đầu tư trong lĩnh vực tiền điện tử," Lubin tiếp tục.

Báo cáo còn cho biết thêm rằng, các tài sản kỹ thuật số "không nằm gọn trong khuôn khổ quy định về nhà đầu tư hiện tại", vì vậy, những người quảng bá các sản phẩm này "lấy lòng công chúng" dễ dàng hơn với các thủ đoạn tinh vi, mánh mung nhiều hơn.

Phó Chủ tịch Ủy ban Thực thi Joseph Rotunda cho biết: "Trước khi bạn tham gia vào cơn sốt tiền điện tử, hãy lưu ý rằng tiền điện tử và các sản phẩm tài chính liên quan có thể không hơn gì so với việc công chúng phải đối mặt với các âm mưu Ponzi và các hành vi gian lận khác".

Rotunda nói thêm rằng các khoản đầu tư vào các chương trình giao dịch tiền điện tử, lợi ích trong các nhóm khai thác tiền điện tử, tài khoản lưu ký tiền điện tử và các mã thông báo được chứng khoán hóa một cách mập mờ, ưu đãi thất thường nên được xem là phân nhánh của hình thức đầu cơ cực kỳ rủi ro với nguy cơ thua lỗ khá cao".

Theo công ty phân tích blockchain Chainalysis, chỉ riêng trong năm 2021, những kẻ lừa đảo đã lấy đi số tiền điện tử trị giá 14 tỷ đô la. Con số này gần gấp đôi so với 7,8 tỷ đô la mà những kẻ lừa đảo chiếm đoạt vào năm 2020, báo cáo cho thấy phần lớn là do sự gia tăng của các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi).

Lừa đảo tiền điện tử là mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà đầu tư vào năm 2022, các nhà quản lý cho biết. ảnh: @AFP.

Lừa đảo tiền điện tử là mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà đầu tư vào năm 2022, các nhà quản lý cho biết. Ảnh: @AFP.

DeFi là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng của thị trường tiền điện tử nhằm mục đích loại bỏ những người chơi trung gian, chẳng hạn như ngân hàng khỏi các giao dịch tài chính truyền thống, như đảm bảo một khoản vay bằng cách sử dụng công nghệ blockchain.

Đồng thời, tổn thất do tội phạm lừa đảo tấn công liên quan đến tiền điện tử đã tăng mạnh mẽ trong năm 2021 so với các năm trước đó, do hành vi trộm cắp và lừa đảo tăng đột biến. Lừa đảo tiền tệ là hình thức tội phạm dựa trên tiền điện tử lớn nhất vào năm 2021, hầu hết xảy ra thông qua việc hack các doanh nghiệp tiền điện tử hay giả danh xâm nhập tài khoản ví tiền ảo của người dùng. Chainalysis nói rằng DeFi cũng là một phần quan trọng của câu chuyện này.

NASAA còn khẳng định thêm rằng, nhiều mối đe dọa gian lận mà các nhà đầu tư phải đối mặt ngày nay liên quan đến các dịch vụ kinh doanh tiền điện tử tư nhân chui chưa có đăng ký pháp lý và được luật pháp kiểm soát. Thế nên, các quốc gia cũng nên ưu tiên thực thi luật bảo vệ cũng như kiểm soát các nhà đầu tư liên quan đến các hình thức  kinh doanh tiền điện tử tư nhân này.

Joseph P. Borg nói: "Các dịch vụ kinh doanh tiền điện tử, tài sản kỹ thuật số riêng lẻ tư nhân chưa đăng ký với pháp lý, cơ quan chính phủ thường là các khoản đầu tư có rủi ro cao và không có các chính sách yêu cầu bảo vệ nhà đầu tư giống như các dịch vụ được bán thông qua thị trường công khai". Điển hình là qua một số nền tảng DeFi mang lại cho người dùng lợi nhuận khổng lồ, chẳng hạn như các sản phẩm tiết kiệm và sinh lợi cao bất thường.

Những kẻ xấu thường lôi kéo các nhà đầu tư mới bằng cách hứa hẹn trả các khoản lợi nhuận an toàn, sinh lợi, được đảm bảo trong thời hạn tương đối ngắn - "đôi khi được tính bằng giờ hoặc ngày thay vì tháng hoặc năm", theo NASAA, những lời hứa kiểu này là một dấu hiệu đỏ để lừa đảo mà nhà đầu tư tiền ảo phải hết sức thận trọng.

Cũng trong tuần vừa qua, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã cảnh báo có một trò lừa đảo tiền điện tử mới cần đề phòng. Theo cơ quan này, lừa đảo là một "vòng quay mới" liên quan đến một kẻ mạo danh, một mã QR và yêu cầu đi đến máy ATM tiền điện tử để tiến hành giao dịch thanh toán, theo một thông cáo được FTC đăng tải. Những kẻ lừa đảo chủ yếu đóng giả là chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, người quảng bá giải thưởng hoặc các công ty tiện ích địa phương.

"Đây là điều chính cần biết: Không ai từ chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, công ty tiện ích hoặc nhà quảng bá yêu cầu bạn sẽ giao dịch, thanh toán bằng tiền điện tử cả. Nếu ai đó làm vậy, đó là một trò lừa đảo", Cristina Miranda thuộc Bộ phận giáo dục bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh của FTC cho biết trong tuyên bố. Cảnh báo này của FTC được đưa ra trong bối cảnh tội phạm tiền điện tử đang gia tăng nhanh chóng tại Mỹ.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem