Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thời gian vừa qua, các vụ lừa đảo trực tuyến đã và đang diễn biến phức tạp trên môi trường số. Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong 6 tháng đầu năm, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022.
Có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em có 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên có 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo,…
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn thông tin nhận thấy việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội số một cách bền vững.
Nhằm tăng cường nhận thức, kiến thức về lừa đảo trực tuyến, bảo vệ người dân Việt Nam trước những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng, ngày 23/6, Bộ TT&TT chính thức phát động Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” dưới sự chủ trì, điều phối của Cục An toàn thông tin.
Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” triển khai từ ngày 23/6 đến ngày 23/7/2023 dưới sự chủ trì Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), phối hợp cùng thành viên Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng. Chiến dịch được triển khai trên diện rộng, nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các tip hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.
Thời gian qua về các đường dây tội phạm mạng, hoạt động có tổ chức với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.các đường dây tội phạm này mạo danh một số ngân hàng có uy tín như Agribank, BIDV, Techcombank, VietinBank, TPBank… và các công ty tài chính có thật tại Việt Nam. Sau đó, chúng lập website, ứng dụng, chạy quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời cho vay tín chấp với lãi suất đặc biệt thấp. Các đối tượng lừa đảo còn tạo lập hàng ngàn tài khoản Facebook với các nguồn thông tin giả, tham gia các hội nhóm, diễn đàn, đăng bài quảng cáo cho vay tín chấp với lãi suất thấp (chỉ 1%/tháng), thủ tục vay đơn giản, không cần gặp trực tiếp, nợ xấu vẫn vay được…
Khi có người hỏi vay, kẻ gian dẫn dụ, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, ảnh chụp giấy tờ tùy thân... phục vụ làm hồ sơ.
Sau khi dụ người vay chuyển tiền hỗ trợ xác minh và duyệt khoản vay, đối phương nêu ra hàng loạt lý do khoản vay không được giải ngân xuất phát từ lỗi kê khai hồ sơ. Tiếp đó, họ yêu cầu người vay nộp thêm các khoản tiền để bảo đảm khoản vay hoặc khắc phục lỗi hệ thống, hứa hẹn sẽ hoàn trả số tiền, rồi chiếm đoạt và cắt liên lạc.
Trước đó, Công ty Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE CREDIT), Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit), Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit)… cho biết đã bị ngụy tạo website, lấy danh nghĩa công ty, lập tổng đài điện thoại để chào mời các gói vay cho nạn nhân, sau đó chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, một số thủ đoạn lừa đảo tài chính khác, như giả mạo đặt phòng khách sạn online, dịch vụ bảo hiểm xã hội, quỹ đầu tư mạo hiểm; giả mạo ngân hàng để đánh cắp thông tin cá nhân để đi vay tín dụng; giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; giả mạo, lừa đảo đầu tư chứng khoán quốc tế và tiền ảo; lừa đảo trúng xổ số… cũng đang nở rộ.
Qua những vụ việc kể trên, người dùng mạng xã hội cần nêu cao cảnh giác, tăng cường nhận thức, kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng, góp phần tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.