Liên quan đến việc xả nước hồ Tây cuốn trôi kết quả thử nghiệm công nghệ Nhật Bản trên sông Tô Lịch, mới đây, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Thoát nước Hà Nội đã làm việc với Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE, đơn vị lắp đặt máy Nano).
Thí điểm công nghệ Nano Bioreactor trên sông Tô Lịch phải lùi thời gian 2 tháng
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT công ty JVE thừa nhận, do thời gian chuẩn bị công tác thử nghiệm ngắn (1 tuần) nên JVE chưa cập nhật đầy đủ thông tin về điều kiện tự nhiên, thời tiết và chế độ vận hành, diễn biến mức nước, lưu tốc... trên sông Tô Lịch. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thí điểm.
Cụ thể, từ khoảng 9h ngày 9/7 đến 14h ngày 12/7, khi Công ty Thoát nước Hà Nội cho xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch đã cuốn trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm vật liệu Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng thử nghiệm.
Ông Tuấn Anh cho rằng, việc thoát nước mùa mưa để đảm bảo phòng chống ngập úng là theo đúng chủ trương và chỉ đạo của UBND thành phố. Vì vậy, Công ty JVE và đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện thí điểm xử lý và kéo dài thêm 2 tháng (tới ngày 17/9). Mọi chi phí thử nghiệm tiếp theo sẽ do phía tổ chức Nhật Bản hỗ trợ.
Để đảm bảo an toàn về mặt công nghệ khi tiếp tục thực hiện thí điểm công nghệ Nano, nhất là khi Hà Nội đang trong mùa mưa, công ty JVE và các chuyên gia Nhật đã tìm ra cách khắc phục, bất chấp việc xả nước hồ Tây.
Ngày 23/7, TS Takeba Akira - Cố vấn Tổ chức Xúc tiến thương mại môi trường Nhật Bản cho hay, để các vi sinh vật không bị nước cuốn trôi vào mùa mưa, đặc biệt là những trận lũ ngoài dự kiến, các chuyên gia sẽ cung cấp những giá thể vi sinh vật cho bộ máy xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano.
TS Takeba Akira - Cố vấn Tổ chức Xúc tiến thương mại môi trường Nhật Bản
“Có thể hiểu, giá thể mà chúng tôi nói ở đây hình dung là cái chung cư và vi sinh vật như những con người sinh sống trong những chung cư đó. Đây gọi là giải pháp sinh học.
Sắp tới, chúng tôi sẽ áp dụng giải pháp này để làm sao cho “toà chung cư” đó không bị cuốn trôi khi nước lũ tràn về. Vì vậy, trong thời gian tới, chắc chắn vi sinh vật có lợi trong việc làm sạch ô nhiễm sẽ không bị khuếch tán như sau đợt xả lũ vừa qua nữa, còn cụ thể về công nghệ đó thế nào thì chúng tôi sẽ giữ bí mật”, TS Takeba Akira thông tin.
TS.Takeba Akira cũng cho biết rằng, việc thực hiện thí điểm phải làm vào mùa mưa chứ không thực hiện vào mùa khô. Nguyên nhân là nếu thí điểm trong mùa khô, điều kiện tốc độ dòng chảy thấp là trường hợp đặc thù thì sẽ không chứng minh được khả năng xử lý của công nghệ Nano Bioreactor.
Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch (300m đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt) bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau 2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Tuy nhiên, từ 9-12/7, thời điểm gần hết hạn thí điểm xử lý ô nhiễm, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch. Việc làm này khách quan và để đảm bảo an toàn cho Thành phố trong mùa mưa, tuy nhiên, nó đã cuốn trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng.
Đến ngày 16/7, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản đã gửi Công văn tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc xin lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá, công bố kết quả qca công nghệ giai đoạn thí điểm thêm 2 tháng (tới ngày 17/9).
Chiều 23/7, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy, Phó Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội Lê Tự Lực đã có thông tin chính...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.