Máy bay Boeing B-17 được chế tạo trong khuôn khổ một cuộc thi do Không quân Mỹ tổ chức vào những năm 1930 nhằm tìm ra một loại máy bay ném bom có thể bay nhanh hơn 320km/h, mang theo 1 tấn bom và có tầm hoạt động trên 1650km.
Kết quả là hãng Boeing trúng thầu với nguyên mẫu 299 (tên gọi ban đầu của B-17)
Khi ra đời, B-17 có khả năng mang 2.200 kg bom trên 2 giá trong khoang bom phía sau khoang lái và được trang bị 5 khẩu súng máy 7,62 mm để tự vệ
Máy bay ném bom B-17 có chiều dài 22,6m, sải cánh 31,6m, chiều cao 5,8m. Trọng lượng rỗng của máy bay 16,3 tấn, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 29,7 tấn.
Máy bay có từ 8 tới 12 khẩu đại liên cỡ nòng 12,7mm với cơ số đạn 281 viên cho mỗi khẩu. Trong khoang có thể chở tối đa 7,8 tấn bom.
Điều độc đáo ở loại máy bay này là khả năng sống dai của nó, ngay cả khi bị bắn nát phần đầu như trong hình, máy bay vẫn có thể lết về tới căn cứ an toàn. Hay cả khi bị tấn công rách tươm phần gốc cánh, B-17 vẫn dễ dàng hạ cánh tại căn cứ sau phi vụ tấn công.
Trong Thế Chiến II, B-17 được trang bị cho 32 phi đội đóng ở nước ngoài, đỉnh điểm là vào tháng 8/1944 với 4.574 chiếc thuộc không quân Mỹ khắp thế giới
Thống kê của Không quân Mỹ, trong suốt Thế chiến II, các máy bay ném bom B-17 đã ném tổng cộng 640.000 tấn bom, chiếm gần một nửa trong số 1,5 triệu tấn mà toàn bộ không quân Đồng minh ném xuống lãnh thổ Đức Quốc xã
Tên “Pháo đài bay” được đặt cho B-17 là bởi một loạt ụ súng máy được đặt ở phía trước, hai bên, phía sau và bên dưới máy bay, giúp cho nó có thể chống lại máy bay tiêm kích của địch. Nhờ có các ụ súng này, B-17 hiệu quả gấp 2 lần so với các máy bay ném bom cùng thời trong việc bắn rơi máy bay địch.
Với số lượng được sản xuất lên tới 12.731 chiếc đã biến B-17 thành máy bay ném bom được chế tạo nhiều nhất trong giai đoạn thế chiến.
Đến cuối Thế chiến II, B-29 và sau này là B-52 đã được đưa vào để dần thay thế B-17, nhưng chiếc oanh tạc cơ này vẫn là biểu tượng chiến thắng của không quân Mỹ.
PV (Tiền Phong)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.