Lý do “khó đỡ” khiến đội nữ U23 Việt Nam thua ngược Triều Tiên

Nhật Trường Chủ nhật, ngày 21/07/2019 16:10 PM (GMT+7)
Một trong những nguyên nhân chính khiến ĐT bóng chuyền nữ U23 Việt Nam thua ngược ĐT bóng chuyền nữ U23 CHDCND Triều Tiên là do hụt hơi trước đối thủ. Cần phải nói thêm rằng, giải bóng chuyền nữ U23 châu Á 2019 có mật độ thi đấu 1 ngày/1 trận, nhưng các học trò của HLV Nguyễn Tuấn Kiệt lại không hề có một bác sĩ riêng chăm sóc.
Bình luận 0

Trước một ĐT bóng chuyền nữ U23 Triều Tiên rất mạnh, được đánh giá là ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch, ĐT bóng chuyền nữ U23 Việt Nam đã khởi đầu cực tốt trong set đầu tiên khi hai đội đối đầu ở trận bán kết 1 giải bóng chuyền nữ U23 châu Á 2019. Bằng sự thăng hoa, Thanh Thúy và các đồng đội đã giành chiến thắng cách biệt với tỷ số 25-18.

img

ĐT bóng chuyền nữ Việt Nam thua ngược đáng tiếc trước Triều Tiên.

Thế nhưng 3 set sau đó, các cô gái của chúng ta lại hụt hơi và thua liền với các tỷ số 20-25, 24-26 và 21-25, qua đó lỡ cơ hội lọt vào trận chung kết lịch sử. Đáng tiếc nhất là ở set thứ 3, các cô gái của chúng ta từng bị dẫn tới 18-10, nhưng bằng nỗ lực đáng khen ngợi, họ đã từng bước bứt lên và cân bằng cách biệt 24-24. Tuy nhiên, ở đúng thời điểm then chốt, chúng ta lại mất liền 2 điểm và thua 24-26.

Không khó để nhận ra, càng về cuối trận, Thanh Thúy càng tỏ ra kém hiệu quả với những cú đánh ở vị trí số 1 của mình do đã phải hoạt động hết công suất trong nhiều ngày liền và không còn duy trì được thể lực cũng như độ bật nhảy tốt nhất. Trong khi đó, những Kim Thanh, Bích Thủy, Nguyễn Thị Trinh hay Nguyễn Thị Hên cũng có dấu hiệu mệt mỏi, chuyền hai Thu Hoài thì liên tục phải thay ra để tranh thủ dưỡng sức...

Tại sao ĐT bóng chuyền nữ U23 Việt Nam hụt hơi đúng thời điểm có thể làm nên lịch sử? Cần phải nói rằng, giải bóng chuyền nữ U23 châu Á 2019 có mật độ thi đấu 1 ngày/1 trận, nên nếu không biết cách chia sức hợp lý, các đội rất dễ hơi vào tình trạng mệt mỏi khi bước vào những trận cuối. Thêm một lý do quan trọng nữa là dù giải tổ chức tại Hà Nội (nhà thi đấu Gia Lâm), nhưng ĐT bóng chuyền nữ U23 Việt Nam không hề có bác sĩ chăm sóc. Mọi vẫn đề về sức khỏe đều do BHL đội tuyển và các thành viên tự lo liệu. Do phải thi đấu liên tục với các đối thủ mạnh, nên thể lực các VĐV có dấu hiệu đi xuống, thậm chí quá tải, mà không có có bác sĩ mát xa, hướng dẫn thả lỏng thì đương nhiên cơ thể đều uể oải...

Trong khi đó, hầu hết các nước có nền bóng chuyền phát triển, việc có nhân viên y tế riêng quan tâm, chăm sóc đội là một điều hoàn toàn bắt buộc. Thậm chí hầu hết các đội bóng trong nước như: Thông tin LienVietPostBank, Ngân hàng Công thương, VTV Bình Điền Long An, Sanest Khánh Hòa… tại các giải đấu lớn đều có bác sĩ riêng đi theo chăm sóc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem