Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không là nhân vật được độc giả yêu thích nhất. Đây vốn là con khỉ được sinh ra từ một tảng đá, thời điểm Tôn Ngộ Không ra đời đã khiến trời đất rung chuyển, kinh đến cả động đến Thiên đình. Sau đó Thạch Hầu sống tự do tự tại ở Hoa Quả Sơn cho đến khi chứng kiến một con khỉ già chết.
Từ đó Thạch Hầu nghĩ rằng rồi đến một ngày nó cũng sẽ chết đi như vậy, khiến dục vọng trường sinh bất tử bắt đầu nổi lên, Thạch Hầu quyết tâm ra ngoài tầm sư học đạo. Sau nhiều năm tìm kiếm, cuối cùng được bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ.
Bồ Đề Tổ Sư đặt tên cho thạch hầu là Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không học được từ Bồ Đề Tổ Sư hai bản lĩnh là 72 phép thần thông biến hóa và Cân đẩu vân.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Thiên đình. Trong cuộc đại náo Thiên đình Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, Tứ đại thiên vương, Na Tra… khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng (Ngọc Đế) làm chủ Tam giới. Nếu không có Phật Tổ Như Lai can thiệp suýt nữa Tôn Ngộ Không đã phá nát Thiên cung.
Nếu là một fan của Tây du ký thì ai cũng sẽ biết, nhờ Cân đẩu vân mà Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng đi lại giữa trần gian và Thiên đình. Tuy nhiên, còn làm thế nào để có thể đi lại giữa dương gian và Địa phủ thì không phải ai cũng biết.
Trong diễn biến truyện Tây du ký, Tôn Ngộ Không đã nhiều lần đi xuống Địa phủ, lần thứ nhất là khi bị Hắc Bạch - Vô Thường trói và kéo hồn đến Địa phủ. Lúc nghe Hắc Bạch - Vô Thường nói tuổi thọ của mình đã hết, Mỹ Hầu Vương đã không tuân theo sự sắp đặt của Địa Phủ, hoàn toàn bỏ qua các quá trình như uống canh Mạnh Bà, qua cầu Nại Hà hay Lục Đạo Luân Hồi, trực tiếp cầm gậy Như ý xông vào đại điện Diêm La.
Chuyến đi đến Địa phủ của Tôn Ngộ Không dù là ngoài ý muốn nhưng lại không hề vô ích, Ngộ Không đã xóa bỏ được tên của mình khỏi sổ Sinh Tử.
Lần thứ hai là trong phần Mỹ Hầu vương thật giả, nhân lúc Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng đuổi đi, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã giả làm Tôn Ngộ Không để quay lại, hòng trà trộn vào để đi lấy kinh.
Sau đó, Tôn Ngộ Không phát hiện ra và đã trở về phân tranh thật giả, nhưng cả 2 người từ pháp bảo đến phép thần thông đều giống nhau. Điều này đã tạo nên một cuộc chiến "kinh thiên động địa" giữa 2 con khỉ, cả hai đánh nhau cả ngàn hiệp, suốt từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc mà không phân thắng bại, cũng không đâu có thể phân biệt nổi ai là Tôn Ngộ Không thật giả!
Từ sư phụ Đường Tăng tới chư vị thần tiên hay ngay cả pháp nhãn của Quan Âm Bồ Tát, gương chiếu yêu của Ngọc Đế cũng không thể tìm ra đâu là Tôn Ngộ Không thật. Sau đó 2 con khỉ kéo nhau xuống Địa phủ, ở đây có Đế Thính nhìn ra nhưng lại không dám nói.
Có thể thấy, để Tôn Ngộ Không đi lại được giữa Địa phủ và dương gian chắc hẳn không phải là Cân đẩu vân mà là phải dùng đến một phép thuật nào đó 72 phép thần thông biến hóa.
Theo nguyên tác Tây du ký, trong 72 phép thần thông biến hóa mà Tôn Ngộ Không học được ở chỗ Bồ Đề Tổ Sử có phép Thông u. Bản chất của thuật pháp này là giúp cho người luyện có thể đi lại giữa địa ngục và dương gian một cách dễ dàng.
Chính vì vậy việc đi về giữa Địa phủ và dương gian đối với Tôn Ngộ Không là chuyện đơn giản. Ngoài ra, nhờ có phép Nhập thủy Tôn Ngộ Không cũng dễ dàng đi xuống biển sâu hàng nghìn dặm, đại náo Long cung, ăn trộm Định hải thần châm thiết vốn là vật báu dùng để đo trời và đất hay còn gọi là gậy Như ý.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.