Trong vòng chưa đến 2 tuần (từ ngày 19.3-2.4.2018), Phòng VHTT huyện Lý Sơn liên tiếp có 2 tờ trình đề nghị chính quyền huyện này cho phép triển khai di dời và bảo vệ khẩn cấp toàn bộ số san hô hóa thạch nằm tại bãi đất thải thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn). Tuy nhiên đến nay, lãnh đạo chính quyền Lý Sơn vẫn chưa có văn bản trả lời.
Đại đa số giếng ở các cánh đồng huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện mực nước chỉ còn xấp xỉ trên dưới một gang tay, không đủ để bơm tưới. Vì vậy người dân nơi đây nảy ra sáng kiến bơm dồn về một giếng, lấy nước tưới cho hành.
"Cách đây một tuần, tôi đã chỉ đạo di dời toàn bộ số san hô hóa thạch về khu vực cách đó khoảng 100m nhưng không hiểu tại sao ông Nghĩa, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) vẫn chưa chịu thực hiện", Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết.
Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt ở đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị hỏng gần 20 ngày qua, khiến hơn 100 hộ dân đảo Bé chật vật vì thiếu nước sinh hoạt.
Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ký quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Thanh - Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn vì để xảy ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực đầu tư các dự án, cho thuê đất tại địa phương này.
Cùng với được tiêu thụ mạnh tại đảo, đối với tỏi thường (nhiều tép/củ) thì lợi nhuận của tỏi nhái đóng mác trồng tại đảo mang lại khoảng 20 triệu đồng/tấn. Còn tỏi một tép (hay gọi là tỏi cô đơn) thì "khủng" hơn nhiều. Tình trạng "chở tỏi về đảo tỏi" đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu tỏi Lý Sơn.
Tuy may mắn thoát chết, thế nhưng anh B.V.D (24 tuổi), thuyền trưởng ca nô cao tốc tuyến đảo Lớn-đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) bị bỏng, còn phương tiện bị hư hỏng một phần.
Trong khi ở đất liền giá nhiều loại rau rẻ đến mức người trồng phải mang về đổ cho bò, lợn ăn thì tại đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), rau lại có giá cao gấp từ 10-20 lần/kg.