Mã độc
-
Trước khi bị gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng Google Play, một ứng dụng độc hại có tên SafeChat từng thu hút hàng chục nghìn lượt tải xuống cùng hàng nghìn bình luận và đánh giá tích cực.
-
Theo công ty mẹ của Facebook, hacker đã tạo ra hàng loạt phần mềm mã độc dưới danh nghĩa công cụ sử dụng Chat GPT để thu hút sự quan tâm và dụ người dùng tải về. Từ đó, kẻ xấu có thể giành quyền truy cập vào thiết bị, đánh cắp thông tin quan trọng và tiền của người dùng.
-
Khi “mùa đông tiền số” đến cũng là lúc các mã độc đào tiền ảo gia tăng mạnh. Cùng với đó, các cuộc tấn công có chủ đích APT sẽ diễn ra nhiều hơn, đặc biệt các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu từ các kho dữ liệu được hình thành trong quá trình chuyển đổi số...
-
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng nhanh chóng xoá bỏ ứng dụng độc hại Todo: Day manager khỏi thiết bị di động Android nếu không sẽ bị chiếm đọat mất tài khoản ngân hàng.
-
Các chuyên gia bảo mật vừa phát hiện một loại mã độc nguy hiểm mà khi lây nhiễm vào máy tính sẽ tự động download và cài đặt thêm 20 loại virus khác nhau lên thiết bị.
-
Theo báo cáo Digital 2022, số lượng người dùng smartphone truy cập Internet trong năm 2021 đã tăng 147%. Cùng với đó, số lượng mã độc di động nhắm vào người dùng Việt cũng tăng mạnh.
-
Năm 2020 đã có 5.168 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được ghi nhận.
-
Sau 24 ngày kể từ thời điểm chính thức phát động chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020" (từ ngày 18-9 đến 11-10-2020), trong 900.000 máy tính được kiểm tra, rà soát, các cơ quan, đơn vị đã phát hiện khoảng 300.000 máy bị nhiễm mã độc.
-
Do những tác động từ đại dịch Covid-19, các mối đe dọa bảo mật máy tính đã gia tăng, đặc biệt các nhóm mã độc tống tiền có chủ đích.
-
Công an thành phố Hà Nội cho biết các đơn vị nghiệp vụ phát hiện nhiều mã độc được phát tán ẩn dưới các tài liệu liên quan đến virus corona (Covid-2019).