Theo các chuyên gia, nỗ lực của CEO Meta Mark Zuckerberg trong việc xây dựng metaverse là một cách để giành lại quyền kiểm soát dữ liệu người tiêu dùng từ Apple.
Một phần trong mục tiêu của Mark Zuckerberg khi đầu tư vào metaverse là tạo ra "một lợi thế chiến lược, mà theo các chuyên gia, nỗ lực trị giá hàng tỷ đô la của công ty để xây dựng metaverse và quyết định đổi tên thương hiệu từ Facebook thành Meta vào năm ngoái là một cách để giành lại quyền kiểm soát dữ liệu người tiêu dùng khỏi vòng vây của Apple. Nó tương tự như lý do tại sao Google phát triển Android, nhưng dự án của Mark Zuckerberg dường như bỏ sót một thành phần quan trọng làm nên thành công của Android.
Không thể phủ nhận rằng, sự thay đổi của Apple đã làm xáo trộn mô hình kinh doanh của Meta. Năm ngoái, Apple đã thay đổi chính sách quyền riêng tư, khiến Meta khó theo dõi và kiếm tiền từ quảng cáo của mình hơn.
Mark Zgutowicz, nhà phân tích Meta tại Benchmark cho biết: "Về cơ bản, Apple đã khiến lợi nhuận của Meta giảm mạnh bởi vì nó đã loại bỏ một nguồn dữ liệu khổng lồ về quyền truy cập của công ty vào dữ liệu người dùng ứng dụng phục vụ cho mục đích quảng cáo nhắm mục tiêu.
Theo nhà phân tích công nghệ Laura Martin của Needham, hơn 95% doanh thu của công ty đến từ thiết bị di động. COO của Meta nói với các nhà đầu tư rằng, chính sách mới của Apple sẽ khiến doanh thu giảm 10 tỷ USD vào năm 2022.
Martin gần đây đã viết trong một lưu ý cho các nhà đầu tư: "Mục tiêu của Meta là thay thế vị trí trung tâm của điện thoại thông minh của Apple trong cuộc sống của người tiêu dùng".
Android so với Metaverse
Google được cho là đã tạo ra Android hơn một thập kỷ trước với cùng một lý do: để cạnh tranh với Apple. Vào năm 2007, Google đã ra mắt điện thoại Android đầu tiên đó là HTC Dream, sau này còn được gọi là G1.
HTC Dream không phải là một mẫu nhái iPhone. Nó được trang bị bàn phím trượt ở phía dưới. Tuy nhiên nó cũng đã tích hợp một số yếu tố thiết kế lần đầu được ra mắt ở iPhone. Phải mất vài năm sau đó các mẫu điện thoại Android mới có được những tính năng và khả năng sử dụng giống như iPhone, nhưng chính HTC Dream đã là thiết bị tiên phong mở đường cho các mẫu điện thoại Android trở thành đối thủ nặng ký của iPhone ngày nay, theo cuốn sách Dogfight của nhà báo và tác giả Fred Vogelstein.
Steve Jobs, người đồng sáng lập của Apple, được cho là đã vô cùng tức giận khi Google giới thiệu chiếc điện thoại Android, thứ mà ông cho là bản sao bất hợp pháp của iPhone, theo cuốn sách năm 2011 của Walter Isaacson, Steve Jobs.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt chính giữa nỗ lực của Google nhằm thoát khỏi vị thế tối cao của Apple và thế giới ảo của Meta: đã có bằng chứng về nhu cầu lớn của người tiêu dùng đối với sản phẩm điện thoại Android mà Google bị cáo buộc đánh cắp. Còn Apple đã bán được 1 triệu chiếc iPhone thế hệ đầu tiên chỉ 74 ngày sau khi giới thiệu.
Sự xoay trục của Google đã được đền đáp. Của Meta thì sao?
Google đã nhìn thấy Apple đang đi đâu, ở vị trí nào và từ đó mà họ tiếp tục phát triển nền tảng Android của mình để cạnh tranh với nền tảng với iOS của Apple. Cuối cùng, việc đặt cược của Google đã được đền đáp. Android hiện là hệ điều hành di động thống trị trên toàn thế giới.
Với metavere (vũ trụ ảo), Google là một kẻ theo sau nhanh chóng; còn sự xoay trục của Meta có thể nguy hiểm hơn vì họ đang đầu tư vào một sản phẩm chưa được thử nghiệm nhiều. Zgutowicz nói: "Đó là một rủi ro rất lớn và tôi nghĩ rằng rủi ro chính là không có mối liên hệ nào ngay bây giờ."
Một số nhà phân tích ở Phố Wall đang nghi ngờ Meta sẽ khó làm được điều này. "Ngay cả khi metaverse thực sự có tầm nhìn phong phú dựa trên phần cứng mà Meta nắm giữ, liệu Meta có thực sự là nhà cung cấp phần cứng, phần mềm metaverse chiến thắng cho người tiêu dùng?", Martin hỏi trong một ghi chú gần đây.
Mặc dù việc gắn bó với mô hình kinh doanh cũ theo chế độ bảo mật mới của Apple có thể sẽ khiến Meta bị mất hàng tỷ USD doanh thu quảng cáo, nhưng việc Meta xây dựng toàn bộ thế giới ảo từ đầu không hề rẻ.
Meta đã báo cáo khoản lỗ hơn 19 tỷ đô la từ đơn vị kinh doanh metaverse của mình kể từ đầu năm ngoái, khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ, trong đó có một cổ đông đã viết thư ngỏ cho Zuckerberg để thúc giục anh ta ngăn chặn khoản lỗ. Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu của Meta đã giảm hơn 70% trong năm nay.
Zuckerberg khẳng định rằng việc "củng cố" hoạt động kinh doanh của Meta trước những gã như Apple không phải là lý do duy nhất khiến anh ấy đầu tư mạnh vào việc xây dựng metaverse. Tuy nhiên, anh ấy đang đặt cược tương lai của công ty mình vào metaverse, biến một phần của nó thành một doanh nghiệp phần cứng với hệ điều hành riêng. Nếu nó hoạt động, điều đó sẽ cho phép Meta kiểm soát nhiều hơn số phận của chính mình. "Bạn có thể xây dựng những thứ mới và sáng tạo khi bạn tự mình kiểm soát nhiều thứ hơn", Zuckerberg cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.