Từ nuôi gà thịt, gà đẻ, anh Bùi Quang Hữu (xóm Na Ri, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) quyết định chuyển sang nuôi gà, ấp trứng chuyên nghiệp. Hiện nay, mỗi tháng gia đình anh xuất cả vạn con gà giống, bán cho các trang trại chăn nuôi khắp nơi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Vốn là những nông dân một nắng hai sương, song với niềm đam mê sáng tạo, sáng chế và khát vọng vươn lên, họ đã trở thành “nhà sáng chế” thực thụ. Nhiều sản phẩm do những “kỹ sư chân đất” trong tỉnh Thái Nguyên sáng chế, tự tay chế tạo đã được ứng dụng rộng rãi...
Người xưa có câu: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”, thế nhưng với anh Phạm Văn Ánh, thôn Châu Giang, xã Đông Quan (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thì ngược lại. Nhờ mô hình nuôi vịt khép kín theo hướng an toàn sinh học nên anh thu tiền tỷ mỗi năm, giúp nhiều gia đình khác cùng làm giàu.
Một chiếc máy ấp trứng gia cầm tự động được điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh đã cho tỷ lệ ấp thành công đến 90%. Đó là sáng chế độc đáo của chàng trai 9X Võ Ngọc Tiếng ở xã Bình Trị (Bình Sơn, Quảng Ngãi). Nhiều người nói, Tiếng có cách làm giàu khác người.
Nhờ biết phát huy tiềm năng mặt nước trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, mô hình nuôi cá lồng, vịt trời của ông Lò Văn Khặn, bản Co Trặm, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) cho thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình ông còn giúp đỡ nhiều hộ nông dân khó khăn vươn lên thoát nghèo.
Nói Linh là nhà nông "không chân đất" bởi anh có học cao đẳng công nghệ và Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Và bằng sự đam mê và mong muốn giúp nhà nông vơi đi vất vả, anh đã mày mò nghiên cứu, sáng chế ra chiếc máy ấp trứng tự động giá rẻ...
“Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp gia đình tôi thay đổi rất nhiều. Từ hộ nghèo, thiếu đói triền miên, gia đình tôi đã có thu nhập 7 triệu đồng/tháng nhờ được tiếp vốn nuôi gà”. Đó là chia sẻ của anh Ngọc Văn Tỵ (dân tộc Mường) ở xóm Đình, xã Thượng Long, huyện Yên Lập, Phú Thọ.