Theo con số thống kê của Dân Việt dựa trên BCTC 6 tháng 2021, tổng lợi nhuận trước thuế của 14 ngân hàng đạt trên 41.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước dù nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi vì hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19.
5 tháng đầu năm, công nghiệp là lĩnh vực có tăng trưởng tín dụng cao nhất với mức 6,73%, dư nợ là gần 1,85 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, thương mại đang là lĩnh vực có dư nợ cao nhất với 2,2 triệu tỷ đồng. Riêng tháng 5, vốn tín dụng đổ mạnh vào lĩnh vực vận tải và viễn thông.
Trong những ngày cuối tháng 7, các ngân hàng lần lượt công bố kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2021. Bức tranh nợ xấu nửa đầu năm dần dần được lộ diện.
Bắt đầu từ ngày 15/7, các ngân hàng đồng loạt thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu. Đợt giảm lãi suất lần này sẽ tập trung vào các doanh nghiệp đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch với mức giảm lên tới 2%.
Các ngân hàng đều đồng thuận giảm lãi suất cho vay để duy trì được nguồn tín dụng, đặc biệt là các khách hàng đã được tái cơ cấu. Để giữ được doanh nghiệp, quan trọng nhất là "mạch máu lưu thông", chứ không phải là "tăng cân hay giảm cân".
Với tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu lên tới 311%, cao hơn gấp đôi so với mức cuối năm 2020, MB cùng “ông lớn” Vietcombank là hai ngân hàng thương mại đi đầu về việc đẩy cao tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu.
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - mã chứng khoán MBB) vừa thông báo về việc thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế năm 2020.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa thông báo cho biết đã nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB).
MB được chấp thuận tăng vốn lần 1 thêm gần 9.800 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ của nhà băng này lên 37.782 tỷ đồng. Thông tin này đã khiến cho nhà đầu tư “hào hứng” và cổ phiếu MBB “tím lịm” trong phiên giao dịch hôm nay.