Mb
-
Lợi nhuận trước thuế của 25 nhà băng được thống kê đạt 94.340 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của 5 ngân hàng top đầu chiếm tới 58%, trong đó SeABank là ngân hàng có mức tăng trưởng dương ấn tượng khi đạt 65,8%, còn Vietcombank gấp 550 lần ngân hàng đứng chốt bảng.
-
Bức tranh tài chính 9 tháng cho thấy sự phân hóa rõ rệt khi nhiều nhà băng tăng trưởng hai con số, nhưng cũng không ít ngân hàng giảm lãi. Mặc dù vậy, điểm chung của các ngân hàng là sự gia tăng của nợ xấu.
-
Kết quả kinh doanh sơ bộ 9 tháng đầu năm từ nhà băng đầu tiên vừa công bố cho thấy bức tranh lợi nhuận vẫn tích cực. Trong số nhà băng có kết quả kinh doanh sớm, MB tiếp tục gây chú ý khi thu nhập bình quân nhân viên mỗi tháng tại nhà băng này lên tới gần 32 triệu đồng/người.
-
Không mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) nhưng khách hàng vẫn nhận được tin nhắn mã OTP để xác thực giao dịch online. Theo MB, sở dĩ xảy ra tình trạng này là do nhiều khách hàng điền nhầm số điện thoại của khách hàng khác khi đăng ký tài khoản online. Tuy nhiên, lời giải đáp này đã thực sự “thỏa đáng”?
-
Dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính, TS. Trần Du Lịch nhìn nhận, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, nợ xấu tăng là điều khó tránh, nhưng vẫn phải được kiểm soát ở mức hợp lý, không để quay trở lại tình trạng nợ xấu cao như trước đây. 6 tháng, các ngân hàng “nhập kho” hơn 42.000 tỷ dự phòng rủi ro nợ xấu.
-
Nợ xấu là một trong những thách thức lớn của ngành ngân hàng trong năm nay khi nhiều ngân hàng đặt chỉ tiêu nợ xấu cao hơn năm 2019 trong kế hoạch kinh doanh. Theo ước tính, ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khoảng 6.736 tỷ đồng vì nỗi lo nợ xấu gia tăng.
-
Trong quý I/2020 có 8 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu MBB với mức là 27.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu tính thêm việc pha loãng do chia cổ tức 8% trước đó, thì giá bán thực tế khoảng 28.000 - 29.000 đồng/cổ phiếu.
-
Ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc MB cho hay, năm 2020, MB đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn hơn 9.000 tỷ đồng, chỉ bằng 90% năm 2019, nhưng sẵn sàng cho một mục tiêu cao hơn vào những năm tiếp theo và vững chắc hơn trong năm 2021.
-
Trong khi ngân hàng nhỏ đặt mục tiêu tăng trưởng lên tới trên 100% lợi nhuận trong năm 2020, thì nhiều ông lớn ngân hàng lại thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2020, thậm chí là tăng trưởng âm so với năm 2019.
-
Do tác động của đại dịch Covid-19, mục tiêu dự kiến bị phá vỡ khi các ngân hàng buộc phải điều chỉnh giảm tới 20 - 40% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2020. Theo nhận định, quý II này sẽ là "điểm trũng" trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong năm 2020 này.