Miền Tây mùa nước nổi
-
Chỉ là trùng tên với giống cá heo ngoài biển và cá heo nước ngọt là cá nược. Cá heo mùa nước nổi miền Tây là loài cá nhỏ trưởng thành tầm 2 ngón tay, có màu xanh lục hơi nhạt và phần đuôi màu đỏ rất đẹp.
-
Chẳng thể nói mấy cái chợ này bắt đầu từ thời gian nào, chỉ biết theo chướng non thổi lao rao khắp mặt sông, thì chợ cá đồng lại họp. Mỗi buổi chợ sẽ bắt đầu từ khuya lơ khuya lắc, tới tầm 2- 3 giờ sáng là nhộn nhịp nhất...
-
Tân Lập vốn là một làng có bề mặt chủ yếu là rừng ngập mặn tại huyện Mộc Hóa, Long An. Những ngôi nhà sàn ở đây nổi chìm phụ thuộc vào mực nước trong rừng nên được gọi là làng nổi, gần đây Làng nổi Tân Lập đã được quy hoạch thành một điểm du lịch sinh thái và rất thu hút giới trẻ Sài Gòn.
-
Là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, TPHCM có tốc độ đô thị hóa nhanh đến “chóng mặt”. Tuy nhiên, xen lẫn trong những khu đô thị hiện đại, chung cư cao tầng, cao ốc chọc trời và “siêu” biệt thự xa hoa là những phận người nghèo khó, xóm nhà tồi tàn, khu nhà trọ ẩm thấp với điều kiện sống còn thiếu thốn đủ bề.
-
Mùa nước nổi hàng năm là mùa làm ăn nhộn nhịp của người dân ĐBSCL, tận dụng đánh bắt nguồn thủy sản cá tôm theo con nước về đồng để tăng thu nhập. Theo người dân đầu nguồn sông Cửu Long, hơn 10 ngày nay, tuy nước lũ đổ về và dâng lên rất nhanh nhưng còn thấp hơn nhiều so mọi năm. Sản lượng thủy sản đánh bắt được cũng giảm một nửa, thậm chí tới 2/3 so năm rồi.
-
Vào mùa nước nổi hằng năm, chợ “hẹn” sẽ được hình thành như một sự giao ước từ trước, chợ cũng tự giải thể khi con nước lũ kết thúc và lại bắt đầu vào mùa lũ năm sau.
-
Hễ ai có dịp ghé lại xứ Nghệ, thế nào cũng được giới thiệu món cháo lươn vốn được xem là món ngon phải thử. Tuy nhiên, ở miền Tây mùa nước nổi quê tôi, lươn sẽ được chế biến rất nhiều món ngon, nhiều đến nỗi bất chợt khó mà kể hết.
-
Cả tháng mòn mỏi chờ, người dân Đồng Tháp cứ ngỡ năm nay nước lũ không về. Vậy mà cuối tháng tám này, dòng nước đỏ ngầu từ thượng nguồn đổ về sông Sở Thượng (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), chảy vào các kênh rạch, tràn vào những cánh đồng đã thu hoạch lúa, khiến người dân vui mừng khôn xiết.
-
Hầu như ai về miền Tây mùa nước nổi thì đều đã từng thưởng thức các món ăn được chế biến từ cá linh. Cá linh như là một phần máu thịt không thể thiếu của mùa nước nổi ở miền Tây. Nhưng rất nhiều người không biết rằng, cũng là cá linh-sản vật mùa nước nổi nhưng có mấy loại cá linh?
-
Mùa lũ ở miền Tây còn được gọi là mùa nước nổi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá, có nhiều cá linh và các loại sản vật thiên nhiên về cho người dân nơi đây. Cá linh và các sản vật mùa nước nổi như món quà của lũ. Giá cá linh đầu mùa lũ cao 200.000 đồng/kg, dân kiếm được 1,2 triệu đồng/ngày, còn hiện nay giá cá linh chỉ còn vài chục ngàn đồng, dân kiếm được 500 ngàn đồng/ngày.