Mô hình vườn ao chuồng

  • Với mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC) kết hợp và cách bố trí, luân canh các loại cây, con giống hợp lý theo địa hình và thổ nhưỡng ở “vùng đất cằn” ở Quảng Ngãi, hiện lão nông Ngô Hữu Chánh ở xã Hành Minh, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, có thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.
  • Có công việc ổn định tại 1 công ty xây dựng, thế nhưng anh Dương Thanh Phước (36 tuổi, thôn Thuận Mỹ, xã Đại Phong, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) vẫn quyết định bỏ ngang để về quê gây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp và hiện anh có mức lãi ổn định bình quân gần 20 triệu đồng mỗi tháng.
  • Với thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm từ mô hình VƯỜN-AO-CHUỒNG (mô hình VAC), gia đình ông Cà Văn Địa, bản Sài Lương 1, xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, (Sơn La) là một trong những hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu.
  • Mặc dù giá lợn hơi (giá heo hơi) hiện nay vẫn đang ở mức thấp dưới giá thành, nhưng nhờ áp dụng công nghệ cao kết hợp nuôi gà, thả cá dưới ao..., anh Nguyễn Văn Lâm - chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) vẫn có thu nhập trung bình lên tới gần chục tỷ đồng mỗi năm.
  • Ông Trần Văn Thật (60 tuổi ngụ ấp 6 B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) kể vui: “Người ta thường nói làm kinh tế theo mô hình VAC ( vườn – ao – chuồng) nhưng tôi gọi ngược cách làm của mình là CVA (chuồng – vườn – ao). Hàng chục năm qua tôi tập trung nhiều nhất cho đàn lợn thịt, kế đến là chuyện làm vườn trồng nhiều loại cây ăn trái sau cùng mới nuôi ao cá. Bởi vậy có người kêu tôi ôm đồm, kiểu nuôi, trồng "thích đủ thứ".
  • Nhằm phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Luật (SN 1976, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, người thân để đào ao thả cá, xây chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Từ mô hình này mà mỗi năm anh “đút túi” trên 1 tỷ đồng.
  • Nhờ áp dụng mô hình trồng đậu bắp bằng màng phủ nông nghiệp nên vụ bắp này, bà Nguyễn Thị Giào, ấp Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) dự tính lãi hơn 20 triệu đồng.
  • Mỗi năm bà Nguyễn Thị Giào, ấp Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) trồng 2 vụ đậu bắp và 1 vụ cà chua xen kẽ nhau. Sau khi tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân xã tổ chức, bà Giào đã áp dụng mô hình trồng bằng màng phủ nông nghiệp nên vụ đậu bắp này, bà ước sẽ thu lãi hơn 20 triệu đồng.
  • Quyết định “chia tay” 3ha chè để chuyển sang làm mô hình vườn – ao – chuồng (VAC), anh Lưu Văn Phương (42 tuổi, ở xóm Lũng 1, xã Phú Lạc, Đại Từ, Thái Nguyên) đã thoát cảnh nghèo, xây được nhà mới, thậm chí còn tậu được chiếc xe tải để làm dịch vụ vận chuyển cho bà con.
  • 6 năm “cắm bản” ở vùng cao Quảng Nam, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KTQP) 207 không chỉ triển khai thực hiện tốt các hạng mục thuộc vùng Dự án KTQP được giao mà còn sáng tạo những mô hình phát triển phù hợp, góp phần xây dựng nông thôn mới.