Theo nghiên cứu mới, năm 2019, nhiệt lượng các đại dương phải tiếp nhận tương đương với 5 quả bom nguyên tử Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945
Tờ Futurism hôm 14/1 đưa tin, sau khi phân tích dữ liệu từ thập niên 50 tới năm 2019, một nhóm nhà khoa học quốc tế xác định nhiệt độ trung bình của các đại dương trên thế giới năm 2019 lớn hơn 0,075 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1981-2010.
Theo lẽ thường, con số chênh lệch nhỏ này không đáng phải bận tâm nhưng khi xét trong điều kiện thể tích đại dương vô cùng lớn, sự gia tăng dù nhỏ vẫn cần tới một lượng nhiệt đáng kinh ngạc, tương đương khoảng 228 nghìn tỷ tỷ Jun (đơn vị đo năng lượng), theo một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences hôm 13/1.
Để dễ hình dung, một nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu đã so sánh mức nhiệt lượng này với số năng lượng mà quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945.
"Quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima tạo ra mức nhiệt lượng tương đương với 63 nghìn tỷ Jun. Số lượng nhiệt mà các đại dương phải nhận trong 25 năm qua tương đương với 3,6 tỷ vụ nổ tương tự", Lijing Cheng, học giả tới từ Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, chia sẻ trong một thông cáo báo chí.
Trung bình, mỗi giây trong suốt 25 năm qua, các đại dương nhận số nhiệt lượng tương đương với số sản sinh ra khi 4 quả bom nguyên tử Hiroshima phát nổ. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ này đang tăng lên.
Năm 2019, mỗi giây các đại dương nhận lượng nhiệt tương đương với sức nóng tỏa ra khi 5 quả bom nguyên tử Hiroshima phát nổ, John Abraham, tác giả nghiên cứu chia sẻ trên tờ Vice.
Trong trường hợp bom nguyên tử vẫn quá trừu tượng, số nhiệt lượng mà các đại dương phải nhận tương đương với số mà mỗi người trên Trái đất chĩa 100 máy sấy tóc xuống các đại dương, ông Abraham nói thêm.
Băng đang tan khiến mực nước biển ngày càng dâng cao. Cá heo và các loài động vật biển khác đang chết dần chết mòn vì chúng không thể thích ứng ngay với sự thay đổi. Ngay cả việc nước bay hơi vào khí quyển do sức nóng cũng tác động tiêu cực đến Trái đất.
"Nó khiến các cơn bão mạnh hơn kèm lượng mưa lớn", Abraham chia sẻ với Vice.
Theo kết quả nghiên cứu, mức nhiệt lượng trong các đại dương ngày càng tăng, không chỉ theo năm mà còn theo từng giây, và nếu con người không ra tay can thiệp, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng tồi tệ.
Lịch sử phát triển của Trái đất ghi nhận 5 cuộc đại tuyệt chủng, khiến một lượng lớn sinh vật sống vĩnh viễn biến...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.