Hunter tháp tùng ông Biden trên chiếc Không lực Hai tới Trung Quốc năm 2013.
Năm 2015, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), tập đoàn nhà nước Trung Quốc chuyên sản xuất máy bay chiến đấu, đã mua lại Henniges Automotive - một công ty ở bang Michigan chuyên sản xuất các sản phẩm “lưỡng dụng” cho mục đích quân sự và dân sự, trong đó có công nghệ được sử dụng trên máy bay tiêm kích tàng hình F-35.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2013, khi Hunter có mặt trên chiếc Không lực Hai chở ông Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc.
Chưa đầy hai tuần sau, Hunter Biden trở thành là cổ đông lớn của một công ty quản lí quĩ đầu tư có tên BHR Partners. Công ty này chủ yếu do các tổ chức thuộc chính phủ Trung Quốc sở hữu và cấp vốn. Ở thời điểm đó, BHR được cho là đã nhận vốn tài trợ 1,5 tỉ USD từ chính phủ Trung Quốc.
Đại diện gia đình ông Biden phủ nhận mối quan hệ làm ăn của Hunter Biden với vai trò của ông Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ. Nhưng đại diện của BHR xác nhận trên tờ The New Yorker năm 2019, rằng Hunter đã tận dụng cơ hội để giới thiệu cha với Jonathan Li, người sau này trở thành giám đốc điều hành của BHR.
Một trong những thương vụ đáng chú ý nhất của BHR là việc cùng AVIC mua lại công ty Henniges Automotive vào năm 2015. Theo thỏa thuận, BHR nắm 49% cổ phần Henniges Automotive còn AVIC nắm 51%.
Bằng cách mua lại công ty Henniges, AVIC có thể đã thu được một số công nghệ mà Mỹ trang bị cho tiêm kích tàng hình F-35, theo New York Post. AVIC cũng bị tố thu thập "hàng terabyte" dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu về dự án chế tạo tiêm kích F-35.
Quân đội Mỹ mất 9 năm để nghiên cứu và sản xuất chiếc tiêm kích F-35 đầu tiên, từ năm 2006-2015.
Không lâu sau thương vụ Henniges, AVIC công bố tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc, với thiết kế được cho là kế thừa từ chương trình phát triển tiêm kích F-35 của Mỹ.
Hồi tháng 6, Lầu Năm Góc liệt kê AVIC là một trong những công ty nhà nước Trung Quốc có mối liên hệ trực tiếp với quân đội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.