Một đời sáng tạo đồ chơi tặng trẻ nhỏ

Thứ tư, ngày 22/09/2010 16:36 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nói là đồ chơi nhưng mục đích những sản phẩm mà ông sáng tạo ra lại phục vụ cho giáo dục, cho việc học tập, phát triển tư duy của các đối tượng, từ trẻ mẫu giáo cho tới học sinh, sinh viên đại học.
Bình luận 0

Người có niềm đam mê đặc biệt đó là ông Nguyễn Duy Ngô ở khu 5 phường Việt Hưng, TP. Hạ Long (Quảng Ninh), vốn là một kỹ sư cơ khí đã nghỉ hưu. Dịp Trung thu, ông thường tự tay làm đồ chơi truyền thống tặng con trẻ...

Để trẻ "vừa học vừa chơi"

Ông tâm sự: "Xưa trẻ em học Toán thiếu dụng cụ học tập, phải giơ cả ngón tay, ngón chân ra để đếm, cộng trừ, tôi chợt nghĩ sao mình không làm đồ chơi là chiếc bàn tính để trẻ vừa có thể chơi, vừa hỗ trợ cho việc học tập". Ý tưởng chế tạo đồ chơi phục vụ cho học tập bắt đầu nhen nhóm trong suy nghĩ của ông từ đó.

img
Ông Ngô kể về những sản phẩm của mình đã được chứng nhận bản quyền tác giả. tiến lâm

Sau 6 năm tự mày mò, nghiên cứu, năm 1990 ông cho ra đời cùng lúc 3 sản phẩm đồ chơi trợ giúp học sinh trong việc học Toán. Trong đó có 2 sản phẩm đã được Trung tâm Nghiên cứu cơ sở vật chất và thiết bị trường học thuộc Bộ GD-ĐT cho ứng dụng vào thực tế, đó là "Quả số mẫu giáo" và "Bộ khối số 6 mặt", là đồ chơi dựa trên các nguyên lý về hình học.

Thoạt nhìn qua, chúng có cấu tạo khá đơn giản nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt, giúp trẻ nhận biết nhanh chóng. Ví dụ như "Quả số mẫu giáo" có hình một quả cầu, trên mỗi bề mặt có đề các số từ 1 - 9, ở mỗi mặt số có vẽ nhiều dấu chấm tương ứng. Theo tác giả, sở dĩ phải vẽ các dấu chấm để "minh họa" cho các con số là vì trẻ con biết đếm trước khi biết đọc, nhìn vào những dấu chấm được vẽ trên mặt của đồ chơi, trẻ sẽ dễ dàng nhận biết các chữ số.

Sau đó, ông tiếp tục sáng tạo đồ chơi "Thước tính cộng trừ"; viết sách hướng dẫn trò chơi "Các bước cơ bản để quay khối rubic"…

Hướng trẻ tới trò chơi truyền thống

img Việc sáng tạo đồ chơi, Nguyễn Duy Ngô là người đã có nhiệt tâm đi tiếp… Ông đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm đáng kính, từ việc xếp hình, giải câu đố đến việc tô màu, cắt giấy và giúp trẻ img
có tính cần mẫn, khéo tay.

Tất cả đồ chơi nói trên, ông tự nghĩ ý tưởng rồi tự tay thiết kế bằng phương pháp thủ công. Từ những vật liệu bằng gỗ, giấy, qua đôi tay khéo léo của ông lại trở thành những món đồ chơi dung dị.

Đó có thể là một cái thước tính có hình dáng của một cây sáo, vừa để thổi lại vừa để tính toán cộng trừ, hay chỉ là những món đồ chơi bằng gỗ vừa có thể ghép hình lại vừa có thể học tập…

Ông Ngô luôn hướng trẻ đến với những trò chơi truyền thống, ông bộc bạch: "Thấy ngày nay người ta cho trẻ chơi những trò chơi điện tử, ô tô, súng ống đầy bạo lực mình thấy chạnh lòng". Chính vì thế, vào những dịp lễ tết, Trung thu, ông thường tự tay làm một số đồ chơi truyền thống như đèn lồng, mặt nạ ngộ nghĩnh… đem tặng các cháu thiếu nhi trong khu phố.

Cả một đời tâm huyết với việc sáng tạo đồ chơi cho trẻ nhỏ, ông Ngô chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề tiền bạc. Hai vợ chồng già chỉ trông cậy vào mấy đồng lương hưu nhưng ông sẵn sàng bỏ tiền túi để chế tạo đồ chơi cho trẻ.

Ông kể, khoản tiền duy nhất là 10 triệu đồng mà ông có được nhờ việc sáng tạo đồ chơi là từ Nhà xuất bản Kim Đồng, sau khi mua lại bản quyền tác phẩm "10 quân muôn hình ngộ nghĩnh" - một trò chơi xếp hình theo các câu thơ đố vui do ông tự sáng tác. Với người kỹ sư già này, điều đáng quý nhất là tình cảm trân trọng của các em học sinh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem