Một thế giới, hai đế chế: Khả năng đụng độ giữa TQ và Mỹ?

Trà My - SCMP Thứ bảy, ngày 17/03/2018 14:55 PM (GMT+7)
Washington và Bắc Kinh có thể không thừa nhận, nhưng sự thật là lần đầu tiên Trái Đất của chúng ta nằm trong sự “thống trị” của hai đế chế.
Bình luận 0

img

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Bắc Kinh (Ảnh:AP)

*Dưới đây là bài viết đã được lược dịch, thể hiện quan điểm riêng của tác giả John Keane đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 17.3.

Chúng ta đang sống trong những thời kỳ khác biệt, đánh dấu bởi những sự thực lạ lùng: mặc dù có dấu hiệu rõ nét về sức mạnh toàn cầu của Mỹ đang suy yếu và sự ra đời của một Trung Quốc toàn cầu hóa nổi trội, ít người dám công khai sử dụng từ “đế chế”.

Tại Trung Quốc, những cuộc nói chuyện công khai về đế chế vẫn rất hiếm. Từ này gần như không bao giờ được áp dụng cho Trung Quốc. Các quan chức nhà nước và các phương tiện truyền thông thay vào đó nhấn mạnh vào việc họ từng là nhận nhân của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.

Còn tại Mỹ, cụm từ “đế chế” cũng tạo ra sự im lặng ngại ngùng. Người Mỹ coi họ như là cường quốc tốt bụng, như một lực lượng dân chủ đấu tranh cho sự tốt lành. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời George W. Bush, ông Donald Rumsfeld, nói rõ rằng: "Chúng ta không có mục tiêu trở thành đế chế, chúng ta không phải là đế quốc. Chúng ta chưa bao giờ là như vậy”.

Nhưng nếu từ đế chế nghĩa là một quốc gia có quy mô lớn, nắm trong tay quyền lực chính trị, kinh tế của hàng triệu người, kể cả những người ở khoảng cách xa lãnh thổ họ, không phân biệt chủ quyền, thì về mặt lý thuyết, cả Mỹ và Trung Quốc đều là đế chế.

img

Nếu từ đế chế nghĩa là một quốc gia có quy mô lớn, nắm trong tay quyền lực chính trị, kinh tế của hàng triệu người, thì về mặt lý thuyết, cả Mỹ và Trung Quốc đều là đế chế.

Hành tinh của chúng ta đang rơi vào vòng xoáy của hai đế chế toàn cầu. Ví dụ, tính theo GDP, kinh tế Mỹ hiện đang chiếm 1/3 sản lượng thế giới. Trong các lĩnh vực như viễn thông, dược phẩm và hàng không vũ trụ, các tập đoàn toàn cầu của Mỹ đã đặt những nền tảng đầu tiên. McDonald's, Google, Apple và Facebook là những thương hiệu có ảnh hưởng toàn cầu. Mỹ là tổng tư lệnh của cuộc chiến chống khủng bố trên thế giới. Nước này có căn cứ quân sự tại 130 quốc gia.

Trong khi đó, “vòng tay” tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc đang lan rộng nhanh. Các dự án lớn do Bắc Kinh tài trợ đang tái cơ cấu cuộc sống của hàng triệu người, từ Nam Phi, Nigeria và Sri Lanka sang Campuchia, Chile và Hungary. Nền kinh tế nước này cũng đã vượt Mỹ, trở thành quốc gia thương mại lớn nhất thế giới. Nước này giờ là đối tác thương mại lớn nhất của Châu Phi và là đối thủ của Mỹ ở Mỹ Latinh, nơi mà đầu tư, khai thác tài nguyên và thương mại của Trung Quốc tăng gấp 10 lần trong thập niên đầu tiên của thế kỷ này.

Nhiều nhà kinh tế và chính trị gia Mỹ đang cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc sẽ “tiếp quản” Mỹ. Những người này muốn có một cuộc chiến tranh lạnh mới để phân loại đế chế nào đang nắm quyền. Động thái đầu tiên của họ là khuấy động sự nhạy cảm của công chúng với những cụm từ như "chế độ độc tài" hay "chủ nghĩa toàn trị". Vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc, họ nhận thấy Trung Quốc có các hoạt động gián điệp và tiếp quản các doanh nghiệp, chính phủ, trường đại học, báo chí, nhà thờ và các tổ chức xã hội dân sự khác. Do đó, các chuyên gia Mỹ cảnh báo về mối đe dọa đối với "chủ quyền" và sự chấm dứt của "dân chủ tự do".

Có một điều cần xem xét trong những cảnh báo này. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng các đế chế không bao giờ là thiên thần trên Trái Đất vì sứ mệnh của họ luôn là thay đổi sự cân bằng quyền lực, để nghiêng về phía họ. Giống Mỹ, Trung Quốc cũng có tầng lớp trí thức du lịch, phương tiện tuyên truyền, tổ chức tiên phong, vận động hành lang... Nhiều nhà nghiên cứu sợ rằng các chiến lược kiềm chế Trung Quốc cuối cùng sẽ khiến nước này giống Mỹ: đất nước tư bản "dân chủ tự do".

img

Tượng Nữ thần Tự do ở New York, Mỹ (Ảnh: Reuters)

Đã đến lúc để gọi đúng tên của các quốc gia, để thấy rằng một kỷ nguyên mới của hai đế chế toàn cầu cần nhiều nguyên tắc làm việc chân thật hơn. Việc chê bai Trung Quốc hay “yêu thương” Mỹ đều không hữu ích. Nói về phương án xâm lược quân sự và chiến tranh cũng vậy. Không có cái bẫy Thucydides nào cả (bẫy Thucydides là ý tưởng cho rằng xung đột hầu như không thể tránh khỏi khi một quyền lực đang nổi lên, thách thức quyền lực đã được thiết lập).

Sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là một ưu tiên, cùng với việc tiếp tục hợp tác tích cực trong các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, giáo dục đại học và năng lượng tái tạo.

Hợp tác chắc chắn sẽ có những thăng trầm. Nó đòi hỏi sự trao đổi thẳng thắn giữa các đối tác phương Tây và Trung Quốc trong mọi lĩnh vực.

Quan trọng nhất, những gì cần ở đây là sự cởi mở tư tưởng của các nhà chính trị, các nhà báo, công dân trong việc phân tích sự thiếu hiểu biết của họ về Trung Quốc, tạo ra những cách suy nghĩ mới để tất cả chúng ta thấy rằng đế chế Trung Quốc mới phức tạp và mâu thuẫn hơn nhiều những gì các nhà phê bình từng nhận định.

Ác mộng tệ nhất của Mỹ: Đánh nhau với Nga, TQ cùng lúc

Đại chiến Thế giới lần thứ 3 có thể nổ ra giữa Mỹ và liên minh quân sự Nga-Trung Quốc, điều mà Mỹ không hề mong muốn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem