Sau khi giảm bớt vào buổi trưa, tới lúc tan tầm hiện tượng "mù khô" đã trở lại. Lúc này hàng loạt các tuyến đường tại TP.HCM tiếp tục chìm vào màn sương màu trắng đục, nếu đứng từ trên những tòa nhà cao tầng nhìn xuống người dân sẽ thấy rõ hơn hiện tượng này bởi nó bao phủ trọn vẹn khu vực trung tâm và phía đường chân trời. Trong ảnh là các khối nhà chung cư tại quận Bình Thạnh nhìn từ cầu Sài Gòn.
Nhiều người nghĩ rằng đây là "sương mù", tuy nhiên theo ông Đặng Văn Dũng - Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ thì đây là hiện tượng "mù khô".
Khi nhìn bằng mắt thường hai hiện tượng này tương đối giống nhau, nhưng về bản chất chúng khác hẳn, bởi "sương mù" là do các hạt nước ngưng tụ lại, trong khi "mù khô" là do không khí bị ô nhiễm dẫn đến khói bụi tích tụ lại và không khuyếch tán được lên cao.
Theo ông Dũng hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn tại TP.HCM trong khoảng 2 đến 3 ngày nữa do gió mùa Tây Nam đang hoạt động yếu. Vì thực chất đây là hậu quả của việc không khi bị ô nhiễm nên khi ra đường người dân nên mang khẩu trang, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Theo một số chuyên gia về khí tượng đây không phải là hiện tượng hiếm gặp và thường lặp lại nhiều lần trong các tháng cuối năm. "Mù khô" thường xuất hiện theo đợt và sẽ "biến mất" khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trở lại (lúc này các lớp khói bụi sẽ bị thổi đi).
Trái với cảm giác mát mẻ của sương mù, hiện tượng này khiến con người thêm mệt mỏi. Trong ảnh là lớp mù tại khu vực cầu Sài Gòn.
Những căn chung cư tại quận 2 và Bình Thạnh khuất sau lớp mù vào chiều tối ngày 6/10
Người dân quan sát hiện tượng này rất rõ khi nhìn vào đèn đường, chùm ánh sáng từ đèn sẽ cho thấy mức độ dày của lớp "mù" này.
Xa lộ Hà Nội (quận Thủ Đức) ngập trong lớp mù vào tối ngày 10/6.
Nguyễn Cường (Infonet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.