Sáng 28/2, Hội thảo “Tương lai bán lẻ Việt Nam” do Vincom Retail tổ chức tại tòa nhà Landmark 81 (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã diễn ra với sự tham gia của đại diện nhiều chuỗi bán lẻ nổi tiếng thế giới.
“Mặt bằng là yếu tố sống còn”
Xuyên suốt sự kiện, các chuyên gia kinh tế đầu ngành đều có cùng nhận định là xu hướng thị trường bán lẻ trong tương lai phải tăng cường trải nghiệm tại điểm bán, trong đó trung tâm thương mại không chỉ là điểm mua sắm, giải trí mà còn là cộng đồng kết nối văn hóa. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ là yếu tố cần có để nhà bán lẻ tăng tính cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác ở trong nước và cả quốc tế.
Chuyên gia kinh tế chia sẻ tại sự kiện.
Dẫn số liệu GDP (thu nhập bình quân đầu người) tại Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức trên 5%/năm trong 10 năm qua, doanh thu bán lẻ Việt Nam dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 11,9% tới năm 2020… bà Rebecca Pearson - Phó Giám đốc CBRE châu Á tỏ ra khá lạc quan về tương lai của thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thách thức đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam đó là diện tích mặt bằng/khách hàng còn thấp. “Xu hướng hiệu nay là các nhà bán lẻ trực tuyến cũng đang mở các cửa hàng thực tế để trưng bày, cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp hãy nắm xu hướng đó đồng thời áp dụng công nghệ tại cửa hàng, chứ đừng chỉ quan tâm tới những cái nhấp chuột”, bà Rebecca Pearson nói.
Cụ thể, số liệu nghiên cứu cho thấy, 90% những người mua sắm trực tuyến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ sẽ mua nhiều hơn nếu đến cửa hàng thực tế để nhận những mặt hàng đã đặt qua mạng. Đây cũng là lý do các thương hiệu lớn và cả các nhà kinh doanh trực tuyến lớn như Uniqlo, Amazon… đều mở các cửa hàng thực tế.
Mặt bằng là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp bán lẻ.
Tương tự, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho rằng, trong nhiều yếu tố để đảm bảo sức cạnh tranh của các chuỗi bán lẻ, có thể nói lựa chọn mặt bằng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi xây dựng và mở rộng chuỗi bán lẻ, bên cạnh các yếu tố khác như chiến lược đầu tư - kinh doanh, nguồn lực tài chính và nhân lực, kỹ năng và công nghệ bán lẻ hiện đại…
“Mặt bằng là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp bán lẻ nói chung và doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi nói riêng”, bà Loan khẳng định.
Trước xu hướng đó, bà Trần Thu Hiền - Phó Giám đốc Kinh doanh & Marketing của Vincom Retail đã có phần chia sẻ về hệ thống Vincom Retail. Theo bà Hiền, Vincom Retail là lựa chọn hàng đầu để các nhà bán lẻ thuê mặt bằng.
Hiện, Vincom Retail đang sở hữu và vận hành 66 trung tâm thương mại hiện diện tại 38 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Mục tiêu trong năm 2019, Vincom Retail sẽ mở thêm 13 trung tâm thương mại, nâng tổng số trung tâm lên 79 trên toàn quốc với 1,6 triệu m2 sàn; góp phần thay đổi diện mạo các đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Áp dụng công nghệ, tạo ra nhu cầu mới
Đi sâu về mô hình kinh doanh, PGS.TS Ngô Trí Long có phần chia sẻ về mô hình tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh. Theo ông, người tiêu dùng ngày nay không chỉ cần mua sắm hàng hóa chất lượng, đảm bảo vệ sinh mà còn cần giao lưu, vui chơi, giải trí. “Ngoài việc được thỏa mãn, họ còn muốn chăm sóc, quan tâm tốt hơn thông qua các hoạt động, hội thảo…”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long gợi mở ý tưởng giữ chân khách hàng.
Một số thông tin về Vincom Retail.
“Chúng ta phải xác định được nhu cầu của người dùng. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn phải tạo ra nhu cầu mới, đó là nguyên tắc bất di bất dịch trong bất kỳ dịch vụ nào”, ông Long nói thêm.
Còn tại phần thảo luận, trả lời cho câu hỏi về sự lo ngại tác động của công nghệ số đối với thị trường bán lẻ khi thị trường bán lẻ Việt Nam đang đi vào giai đoạn vô cùng thách thức, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho rằng, công nghệ là cần thiết nhưng đừng quá lo lắng về sự lấn át của công nghệ.
“Công nghệ số đương nhiên là tác động vô cùng mạnh mẽ, nhưng dù là công nghệ gì thì cũng phải do con người điều khiển. Chúng ta đừng bi quan khi thấy công nghệ số gần như lấn át”, bà Lan nhấn mạnh.
Áp dụng công nghệ có thể giúp tiếp thị theo thời gian thực.
“Cách đây 10 năm, người ta lo sợ tất cả người tiêu dùng chỉ ngồi ở nhà click chuột mà thôi, nhưng cho đến bây giờ vẫn đâu có thay đổi nhiều đâu. Cũng như sự xuất hiện của báo online cho tới lúc này không thể tiêu diệt hoàn toàn sách báo truyền thống”, bà Loan dẫn chứng.
Dù vậy, bà Dymfke Kuijpers đến từ McKinsey thận trọng hơn khi cho rằng: “Chúng ta cần có những suy nghĩ dài hơi hơn, áp dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn. Các cửa hàng bán lẻ nếu xây dựng các ứng dụng hỗ trợ khách hàng sẽ mang lại cơ hội rất lớn. Công nghệ mới cho phép các bạn đạt được hiệu quả cao hơn”.
Giá cả bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu ở thị trường nội địa vẫn đang cao một cách vô lý mà chưa kéo xuống được.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.