Ảnh vệ tinh cho thấy những thiệt hại ở nhà máy dầu Ả Rập Saudi sau vụ tấn công.
Theo ABC News, đây được coi là dấu hiệu căng thẳng đạt đến đỉnh điểm ở Trung Đông giữa Iran và Mỹ cùng các đồng minh. Ả Rập Saudi là quốc gia láng giềng và cũng là đối thủ của Iran.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “đạn đã lên nòng” trước những diễn biến xảy ra ở Ả Rập Saudi. Ông Trump muốn chờ tín hiệu của Ả Rập Saudi trước khi quyết định xem sẽ đáp trả ra sao.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công. Tuy nhiên, Nhà Trắng chưa đưa ra tuyên bố chính thức.
Phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen nhận trách nhiệm về vụ tấn công làm ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp dầu của thế giới. Nhưng quan chức Mỹ đã bác bỏ: “Đó là Iran. Houthi nhận trách nhiệm về thứ mà họ không làm”.
Khói bốc lên từ nhà máy dầu của Aramco, công ty nhà nước Ả Rập Saudi.
Pompeo cũng đăng thông điệp trên Twitter, viết rằng “không có bằng chứng cho thấy đòn tấn công đến từ lãnh thổ Yemen”. Nhà máy dầu của công ty nhà nước Ả Rập Saudi, Aramco, bị đánh trúng bởi khoảng 10 tên lửa hành trình và 20 máy bay không người lái vũ trang, quan chức Mỹ nói.
Phía Iran cho đến nay luôn bác bỏ các cáo buộc của Mỹ và cảnh báo chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Quan chức Mỹ giấu tên nói thêm rằng, ông Trump biết đó là Iran, nhưng vẫn muốn Ả Rập Saudi chính lên tiếng yêu cầu Mỹ giúp đỡ.
Vụ tấn công khiến 50% sản lượng khai thác và sản xuất dầu của Ả Rập Saudi bị ảnh hưởng, tương đương 5% nguồn cung cấp dầu trên toàn thế giới.
Dầu thô Brent, thước đo giá dầu toàn cầu, ngày 15.9 ghi nhận mức giá tăng vọt 19% sau vụ tấn công nhằm vào nhà máy dầu Ả Rập Saudi.
26 người bị thương trong vụ tấn công một sân bay quốc tế ở Ả Rập Saudi, càng làm gia tăng căng thẳng giữa Riyadh và đối...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.