Theo Phong thần diễn nghĩa, Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, được Nguyên Thủy Thiên tôn sắp xếp xuống trần gian giúp Khương Tử Nha định bảng Phong Thần, chuyển sinh vào bụng Ân Thị hóa ra kiếp người, trở thành con trai thứ ba của Lý Tịnh. Khi sinh ra được Thái Ất bay đến thu làm đồ đệ và thay mặt Nữ Oa gửi tặng Na Tra Vòng Càn Khôn cùng Hỗn Thiên Lăng.
Ảnh minh họa. Nguồn:Internet
Vì còn nặng nợ trần gian và số kiếp gian truân nên Na Tra đã tự mình gây ra nhiều họa lớn. Đánh chết Tam Thái Tử nguyên là con trai Ngao Bính, giết chết Dạ Xoa Lý Cấn của Đông Hải Long Vương nguyên là tướng của nhà trời. Không chỉ dừng lại ở đó Na Tra còn xuống biển gây họa, bắt Giao Long rút gân làm dải lụa,… Những chuyện động trời ấy của Na Tra đã khiến gia đình Lý Tịnh gặp họa bởi Long Vương bắt nợ máu phải trả bằng máu. Chính vì muốn làm tròn chữ hiếu và không gây liên lụy đến gia đình nên Na Tra sau phải "lóc thịt trả cha, lóc xương trả mẹ".
Sau khi chết hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho Na Tra báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song cũng vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc Na Tra đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ. Chính vì lý do đó sau khi được sư phụ Thái Ất hoán thân tráo cốt vào cây sen, Na Tra đã tìm tới cha mình để trả thù.
Với thần lực của mình Na Tra đã thu phục chín mươi sáu động yêu mà và tìm đến Lý Tịnh để trả mối thù róc thịt, lóc xương. Lý Tịnh bất lực đành phải cầu đến Như Lai Phật Tổ. Như Lai ban cho Lý Tịnh một chiếc Lung Linh Như Ý Hoang Kim Bảo Tháp, đồng thời giúp hai cha con hóa giải thâm thù.Linh hồn của Na Tra trôi đến Tây Phương cực lạc.
Khi ấy Phật Tổ đang cùng các Bồ Tát giảng giải nghe kinh liền nghe thấy tiếng kêu cứu, liền dùng ngó sen làm xương, niệm chân chú Cải Tử Hoàn Sinh, nhờ vậy Na Tra mới có được sinh mạng mới.
Chính công lao thu phục chín mươi sáu yêu động nên Na Tra đã được Ngọc Hoàng Đại đế phong làm Tam Đàm Hải Hội Đại Thần.
Trong lần Tôn Ngộ Không láo loạn thiên đình, Na Tra đã giáp mặt và giao đấu sống còn với Ngộ Không nhưng cuối cùng vẫn bại trận dưới tay của Tề Thiên Đại Thánh. Tuy là thua nhưng không thể không nói Na Tra cũng có một thời ‘oai hùng, lẫm liệt’ không thua kém gì Tôn Đại Thánh. Vốn dĩ chỉ có ngang bằng chứ không hề phân biệt cao thấp giữa hai bên.
Huệ Phương (Doanh Nghiệp VN)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.