Năm 2024, 6 vị trí cán bộ, công chức Quốc phòng phải xem xét luân chuyển theo Nghị định 59
Năm 2024, 6 vị trí cán bộ, công chức Quốc phòng phải xem xét luân chuyển theo Nghị định 59
Việt Sáng
Thứ hai, ngày 15/04/2024 06:14 AM (GMT+7)
Nghị định 59/2019/NĐ-CP nêu rõ các vị trí cán bộ, công chức Quốc phòng phải luân chuyển công tác năm 2024. Theo đó, có 6 vị trí cán bộ, công chức Quốc phòng phải xem xét luân chuyển theo Nghị định 59.
Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng chống tham nhũng 2018 nêu rõ các vị trí cán bộ, công chức Quốc phòng phải luân chuyển công tác.
Cán bộ, công chức là gì?
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), cấp xã trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam
Theo điều 25, Luật Quốc phòng 2018, Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.
Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cán bộ, công chức Quốc phòng phải luân chuyển công tác gồm những ai?
Một là trợ lý chính sách Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
Hai là Trưởng ban thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương.
Ba là Giám đốc trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bốn là Trạm trưởng, Phó trạm trưởng thuộc đồn Biên phòng.
Năm là Trợ lý quân lực, Trợ lý cán bộ cấp Trung đoàn trở lên.
Sáu là Trợ lý quản lý học viên, tuyển sinh, chính sách, bảo hiểm của các nhà trường.
Việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.