Năm 2025 sẽ “sạch bóng” dịch tả lợn châu Phi

Thiên Hương Thứ tư, ngày 18/11/2020 10:00 AM (GMT+7)
Đó là mục tiêu được Bộ NNPTNT đưa ra tại Hội nghị "Triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025 và Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025", tổ chức tại Hà Nội mới đây.
Bình luận 0

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) giai đoạn 2020-2025 và Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) giai đoạn 2021-2025. Nếu thực hiện tốt theo kế hoạch này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo nguồn cung thực phẩm ổn định, đảm bảo CPI và còn có thể tăng cường xuất khẩu sản phẩm động vật trong thời gian tới.

Năm 2025 sẽ “sạch bóng” dịch tả lợn châu Phi   - Ảnh 1.

Mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ sử dụng công nghệ vi sinh của hộ nông dân ở Thừa Thiên - Huế có liên kết với doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Cụ thể, đối với bệnh DTLCP, kế hoạch đặt mục tiêu là có trên 90% số xã, phường, thị trấn không có bệnh dịch này trong 2 năm đầu thực hiện kế hoạch; trên 95% địa phương không có bệnh trong 2 năm tiếp theo và trên 99% số xã, phường, thị trấn không có bệnh trong 2 năm cuối thực hiện kế hoạch.

Ngoài ra, sẽ xây dựng thành công ít nhất 500 cơ sở chăn nuôi lợn và 50 chuỗi sản xuất lợn, sản phẩm thịt lợn an toàn DTLCP, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lợn, sản phẩm thịt lợn; 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Đối với bệnh LMLM, Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ thuận lợi để Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xem xét, công nhận Chương trình quốc gia của Việt Nam phù hợp với khuyến cáo của OIE. 

Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất và cần thiết phải có để bảo đảm đáp ứng yêu cầu của quốc tế, của các nước trong việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.

Chương trình đặt mục tiêu số lượng ổ dịch LMLM và gia súc mắc bệnh giảm từ 10 -20% so với trung bình cả giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, xây dựng thành công thêm ít nhất 10 vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện hoặc vùng liên huyện của một hoặc nhiều tỉnh, thành phố; xây dựng thành công, duy trì ít nhất 1.000 cơ sở, chuỗi chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh.

Theo đó, hội nghị đã triển khai các nội dung chính của "Kế hoạch quốc gia phòng, chống DTLCP giai đoạn 2021-2025", gồm: Chăn nuôi lợn an toàn sinh học; tổ chức nuôi tái đàn lợn; giám sát dịch bệnh; tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP; kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ thịt lợn; quản lý, giết mổ lợn và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm; nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh DTLCP, vaccine DTLCP...

Về các giải pháp chính trong chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM, gồm các nội dung: Ngăn chặn sự xâm nhiễm virus LMLM từ bên ngoài vào Việt Nam; phòng bệnh bằng vaccine LMLM; giám sát bệnh LMLM; xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chẩn đoán xét nghiệm bệnh LMLM; nghiên cứu sản xuất vaccine; kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y; biện pháp ứng phó xử lý ổ dịch…


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem