Bộ Nông Lâm nghiệp Lào thông báo tạm dừng việc nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và các nước là bởi tình hình dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang bùng phát mạnh ở nhiều nước. Tuy nhiên theo Cục Thú y, việc tiêu thụ thịt lợn trong nước không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.
Giá thành sản xuất tăng cao, trong khi giá lợn hơi xuất chuồng giảm sâu khiến cho người chăn nuôi ở tỉnh Nam Định gặp nhiều khó khăn. Đa số các trang trại phải giảm đàn để chăn nuôi cầm cự.
Tỉnh Ninh Bình vừa cấp bổ sung số tiền hơn 32,5 tỉ đồng cho các huyện, thành phố trên địa bàn để hỗ trợ cho người dân có lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi.
Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tính đến đầu tháng 1/2023, 4 lô vaccine đầu tiên sản xuất năm 2022 của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam (AVAC) đã được kiểm nghiệm và đạt yêu cầu chất lượng, đảm bảo các chỉ tiêu tinh khiết, an toàn và hiệu lực.
Qua thống kê có 679/969 con lợn, tiêm phòng vắc xin DTLCP bị chết và 290 con bỏ ăn. Nguyên nhân, theo báo cáo của Thú y tỉnh Quảng Ngãi, do thú y cơ sở và người chăn nuôi, chưa tuân thủ đúng quy định, hoặc đàn lợn đang bị nhiễm vi rút DTLCP thực địa, nên khi tiêm vaccine đã tạo điều kiện cho bệnh phát ra.
Người dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã mua 36 lọ vaccine (tương đương 900 liều) về tiêm cho đàn lợn mà không có hướng dẫn của cơ quan thú y, Cục Thú y dẫn đến tình trạng một số con lợn bị bệnh và chết.
Trong vòng 1 tuần qua, hộ ông T.T.V. ở phường Thành Nhất (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) có hơn 200 con lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi nên các cơ quan chức năng phải tiến hành tiêu hủy.
Ngay sau khi có thông tin phản ánh trên báo Dân Việt và một số báo về hiện tượng lợn chết sau tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo Cục Thú y thành lập đoàn công tác (chia 3 nhóm) để kiểm tra, làm rõ nguyên nhân.