Chuẩn bị thức ăn, nước uống
- Tận dụng mọi nguồn nước có thể dùng làm nước uống cho đàn gia súc, gia cầm (vẫn đảm bảo vệ sinh nước uống như lọc nước, khử trùng...).
- Trồng một số giống cỏ chịu hạn như VA06, giống cỏ lai MULATO II, cỏ GHINE MONBASA, cỏ RUZI, SWEET JUMPO, BURMUDA, H và đặc biệt là cỏ GUATEMALA làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ.
Người dân tùy vào điều kiện thực tế có thể tắm cho đàn gia súc hoặc tăng cường thức ăn xanh để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Ảnh: Tư liệu
Sau những đợt khô hạn kéo dài, đàn gia súc thường mệt mỏi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, giảm lượng sữa, trứng... Vì vậy cần có kế hoạch bổ sung khoáng, vitamin và dinh dưỡng theo tiêu chuẩn. |
- Chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ và chế biến các loại phụ phẩm sau khi thu hoạch (đặc biệt là rơm khô) làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trước và trong mùa khô hạn.
- Những ngày khô hạn chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin...
- Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, không làm ẩm ướt nền chuồng và khống chế lượng nước uống cho đàn gia súc, gia cầm vừa đủ để tránh lãng phí. Lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống nếu có điều kiện.
Quản lý nuôi dưỡng
- Đối với trâu, bò, dê, cừu chăn thả: Những ngày trời nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm và về sớm; buổi chiều chăn thả muộn, về muộn, đặc biệt chú ý chăm sóc gia súc non. Nếu có điều kiện nên di chuyển đàn gia súc đến nơi có nguồn nước và bổ sung thức ăn tại chuồng.
- Đối với gia cầm: Nuôi nhốt với mật độ vừa phải như: Gà con 1-4 tuần tuổi là 10-40 con/m2, gà 0,5-1kg là 6-9 con/m2, gà 1-2kg/con là 4-5 con/m2, gà 2-3kg là 3-4 con/m2. Tùy nhiệt độ môi trường, đặc tính của gà và mục đích chăn nuôi để điều chỉnh mật độ cho phù hợp. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng; cho ăn thêm rau xanh.
- Đối với lợn: Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3-4m2/con, lợn thịt là 2m2/con. Cho uống đủ nước và tiết kiệm, ứng dụng đệm lót sinh học có thể tiết kiệm 80% nước tắm lợn và nước rửa chuồng, kết hợp với các biện pháp chống nóng.
Vệ sinh phòng bệnh
- Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
- Tiêm đầy đủ các loại vaccine cho gia súc, gia cầm để tăng cường khả năng miễn dịch.
- Định kỳ tẩy giun, sán cho vật nuôi; phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh.
- Phát hiện sớm các loại gia súc, gia cầm bị ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh để bệnh lây lan rộng, cần quan tâm nhất là các bệnh đường ruột và tiêu hoá bằng cách chủ động cho gia súc ăn, uống thuốc ở liều phòng bệnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.