Khăn Piêu - Nét đẹp và điểm tựa tinh thần của người dân tộc Thái
Khăn Piêu tôn lên vẻ duyên dáng của người phụ nữ Thái
Khăn Piêu là nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của dân tộc Thái. Trong tiếng Thái, “Piêu” có nghĩa là “khăn đội đầu”. Khăn Piêu được dệt từ sợi bông, thường có độ dài từ 1,5 - 1,6 m với khổ rộng từ 30 - 40 cm. Hoa văn trên Piêu thường được lấy cảm hứng từ những sự vật, hiện tượng đời thường, gần gũi với con người như: Mái nhà sàn, bông hoa ban, ruộng nương, quả trám hay rau cỏ bợ...Sau khi chọn được hoạ tiết phù hợp, người con gái Thái sẽ chọn chỉ, phối màu để thêu sao cho đẹp mắt.
Từ bao lâu nay, chiếc khăn Piêu đã gắn bó với người dân tộc Thái. Cùng với áo cóm, váy nhung, khăn Piêu đã trở thành linh hồn trong trang phục hàng ngày để tôn lên vẻ duyên dáng của người phụ nữ Thái, nhất là trong những dịp lễ, Tết. Khăn Piêu còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, được ví như một tín vật trong tình yêu đôi lứa. Giữa thời đại hội nhập, khi giao thoa văn hoá được xem như một hiện tượng tất yếu, thì chiếc khăn Piêu vẫn là một sắc màu độc đáo, là nét đẹp đặc trưng của văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.