Nếu không có Phật Tổ ngăn cản thì liệu Tôn Ngộ Không có bại trận hay không?
Trong các tác phẩm điện ảnh của Tây Du Ký, hình tượng Tôn Ngộ Không lúc đại náo Thiên Cung được xây dựng hết sức mạnh mẽ uy phong. Đến Ngọc Đế còn bị nhân vật chính làm cho sợ hãi phải chui xuống gầm bàn và chỉ có thể hét lớn: "Mau đến Linh Sơn mời Như Lai Phật Tổ".
Sau đó, Như Lai Phật Tổ không cần tốn công tốn sức, chỉ cần một ván cược nhỏ đã có thể giam Tôn Ngộ Không dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm. Thế nên, rất nhiều người đã nói rằng nếu như có Như Lai Phật Tổ, thì nguyện vọng lật đổ Ngọc Đế của Ngộ Không đã thành hiện thực.
Sự thật có đúng là như vậy không? Chúng ta hay cùng lật lại chân tướng lịch sử. Theo nguyên tác Tây Du Ký, đầu tiên là Như Lai không phải được mời đến, mà là Ngọc Hoàng hạ chỉ tuyên đến. Lúc xuất phát Như Lai còn dặn các đệ tử: "Các người ngồi yên ở đây, ta phải đi cứu giá".
Sau đó, Như Lai nhanh chóng đến Ngộ Không. Trong lúc hai bên đấu khẩu, Như Lai nói rằng: "Ngọc Đế từ nhỏ đã tu hành, cực khổ trải qua một vạn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp kéo dài khoảng mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm, ngươi tính xem ông ấy đã tu hành bao nhiêu năm?"
Như Lai rất kính trọng Ngọc Đế, và khuyên Ngộ Không sớm dừng tay để tránh ảnh hưởng đến tính mạng
Ngay sau khi giam giữ Ngộ Không xong, Phật Tổ đang định ra về thì Thiên Bồng Nguyên Soái xuất hiện ngăn lại và nói rằng Ngọc Đế sắp đến, Như Lai đành phải ở lại tiếp giá. Lúc gặp Ngọc Đế, Như Lai vô cùng kính cẩn, tự xưng là bần tăng và gọi Ngọc Hoàng là Đại Thiên Tôn.
Từ những điểm trên có thể thấy Như Lai rất kính phục Ngọc Đế.
Vì vậy để trả lời cho vấn đề nếu Như Lai không ra tay thì liệu Ngọc Đế có thể hàng phục được Ngộ Không không? Câu trả lời đương nhiên là có.
Thực chất việc Ngọc Đế tuyên triệu Như Lai cũng giống như việc điều binh khiển tướng bình thường. Cho dù Như Lai không đến, thì Ngọc Đế vẫn còn người khác thừa khả năng.
Ví dụ như một trong ba vị Tam Thanh, Nguyên Thủy Thiên Tôn - một đại Thần thực sự trong Tam Giới, còn có cái tên khác là Bàn Cổ Đại Đế. Cho dù Nguyên Thủy Thiên Tôn không có mặt cũng vẫn còn đó là Tứ Ngự Ngũ Đế, cũng dễ dàng hàng phục được Ngộ Không.
Thiên Đình còn rất nhiều đại Thần có thể dễ dàng thu phục Ngộ Không
Trước khi Như Lai đánh cược với Ngộ Không, có một chi tiết nhỏ mà ít người chú ý. Như Lai đã nói với Ngộ Không rằng: "Mau chóng quy y, đừng nói nhiều lời hồ đồ. Chỉ sợ gặp phải độc thủ, tiếc cho vận mệnh nhà ngươi".
Như Lai đã cảnh báo Ngộ Không cẩn thận không gặp phải "độc thủ". "Độc thủ" ở đây chắc chắn không phải người nhà Phật hay Như Lai, mà muốn diệt trừ Ngộ Không lúc đó chỉ có người của Thiên Đình.
Ngay đến Như Lai cũng nói như vậy, thì chứng tỏ cho dù ông không đến thì Thiên Đình vẫn còn người có thể thu phục, thậm chí hạ độc thủ lấy đi tính mạng của Ngộ Không.
Ngọc Đế trải qua hàng vạn năm tu hành, chắc chắn pháp lực cũng rất lớn
Trên Thiên Đình thực chất có rất nhiều đại Thần thừa sức thu phục Ngộ Không, vậy tại sao không ra tay ngăn cản? Đó là vì vẫn chưa đụng chạm đến lợi ích của họ và họ biết Tôn Ngộ Không không thể có cách nào cướp được chiếc ghế của Ngọc Đế.
Cho dù đến những giây phút cuối cũng, không một vị thần tiên nào có thể đánh bại Ngộ Không, thì Hầu tử cũng không thể phế ngôi Ngọc Đế được. Vì suy cho cùng, Ngọc Đế cũng là người lãnh đạo có địa vị cao nhất, chủ của Tam Giới, chưa đến đường cùng thì Ngọc Đế sẽ tuyệt đối không thể hiện bản lĩnh thực sự.
Hoa Anh Thịnh (Đời Sống & Pháp Luật)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.