Thời Tam Quốc, trong số ba tập đoàn chính trị, Tào Ngụy của Tào Tháo là mạnh nhất và có nhiều lợi thế hơn cả. Tam Quốc là thời kỳ lịch sử hỗn loạn, diễn ra đầy sôi nổi với cuộc đua vương quyền nhằm tranh đoạt thiên hạ của ba nước Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Thế nhưng người thắng cuộc cuối cùng trên bàn cờ chính trị Tam Quốc lại thuộc về gia tộc Tư Mã, đứng đầu là Tư Mã Ý.
Theo đó, gia tộc Tư Mã giành được chính quyền từ tay nhà Tào Ngụy và sau đó lập ra nhà Tấn, đồng thời thống nhất Tam Quốc.
Công cuộc mưu đoạt quyền lực này hóa ra đã được chuẩn bị từ trước và người tạo ra nền tảng quan trọng này chính là Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý quả thực là một nhân tài hiếm có trong Tam Quốc, khi có cả tài năng, trí tuệ và mưu lược. Phục vụ dưới trướng của một vị quân chủ đa nghi như Tào Tháo, Tư Mã Ý chọn cách nhẫn để ẩn mình, âm thầm chịu đựng. Sau khi Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý chính là một trong những mưu sĩ cốt cán phò tá cho Tào Phi.
Chịu đựng và phục vụ 3 đời Tào gia trong suốt mấy chục năm trời, cuối cùng Tư Mã Ý dần bộc lộ sự khao khát quyền lực. Mưu sĩ ẩn nhẫn hơn 40 năm, song cuối cùng lại lật ngược thế cờ khi giết chết Tào Sảng, từ đó nắm trọn quyền lực trọng yếu trong triều nhà Tào Ngụy.
Vậy, câu hỏi đặt ra là nếu Tào Tháo vẫn còn sống thì Tư Mã Ý có dám tạo phản không?
Theo một số nhà nghiên cứu, nếu Tư Mã Ý mà vẫn còn sống, Tư Mã Ý sẽ nhất định không dám tạo phản. Có ba nguyên nhân để lý giải cho nhận định này.
3 nguyên nhân khiến Tư Mã Ý không dám tạo phản
Thứ nhất, Tào Tháo là người nổi tiếng đa nghi và thậm chí là có phần tàn nhẫn. Vị quân chủ này sẽ không hoàn toàn tin tưởng bất cứ ai.
Tào Tháo rất giỏi nhận biết và trọng dụng người tài. Ông nhìn trúng Tư Mã Ý là một nhân tài, thông minh hơn người. Tuy nhiên, khi Tào Tháo mở lời chiêu mộ, Tư Mã Ý lại tìm cớ đang bị bệnh để từ chối.
Do là người cơ trí, đồng thời lại nổi tiếng đa nghi nên Tào Tháo đã nhìn ra tâm tư của Tư Mã Ý. Ông cố tình cho người tới phủ Tư Mã để thăm dò. Nhưng bấy giờ Tư Mã Ý lại chọn cách giả bệnh, nằm trên giường không nhúc nhích. Điều này cũng không khiến Tào Tháo chịu từ bỏ. Ông tìm mọi cách để lôi kéo được Tư Mã Ý về hỗ trợ cho mình. Cuối cùng, Tư Mã Ý phải chấp nhận gia nhập vào tập đoàn chính trị của Tào Tháo.
Cách làm của Tào Tháo khiến cho Tư Mã Ý sợ hãi, dè chừng và đương nhiên là không dám tạo phản.
Thứ hai, sở dĩ Tư Mã Ý không dám tạo phản khi Tào Tháo còn sống là do trong tay vẫn chưa có binh quyền. Vào thời Tam Quốc, binh quyền được coi là chìa khóa quan trọng nếu muốn tranh đoạt quyền lực trên vũ đài chính trị.
Hơn nữa, Tào Tháo rất coi trọng những người thân thích trong gia tộc và tướng lĩnh của mình. Thuộc hạ dưới trướng cũng cực kỳ trung thành. Trên thực tế, tướng lĩnh trong doanh trại của Tào Tháo phần lớn là người của Tào gia. Do đó, Tư Mã Ý dù có tài trí tới đâu thì cũng khó mà nắm được binh quyền, vốn liếng cơ bản nhất khi muốn thực hiện một cuộc tạo phản.
Tào Tháo là người trí dũng và có tài năng quân sự. Trong khi còn sống, Tào Tháo luôn nắm chắc binh quyền trong tay nhà họ Tào. Ngoài ra, dưới trướng còn có vô số bình hùng tướng mạnh, mưu sĩ tài ba, thử hỏi Tư Mã Ý có thể làm gì? Quả đúng là chỉ còn cách ẩn nhẫn để chờ đợi thời cơ mà thôi.
Không có binh quyền trong tay thì làm sao có thể tạo phản. Mặt khác, dù chỉ có một chút hành động khác thường thôi thì có lẽ Tư Mã Ý đã không giữ nổi tính mạng khi vị quân chủ của ông là Tào Tháo.
Thứ ba, bản thân Tào Tháo cũng là người từng nắm lấy "Thiên tử" để lệnh chư hầu trong bối cảnh thiên hạ loạn lạc, nên ông có thể dễ dàng đoán ra tâm lý của những kẻ có dã tâm về quyền lực. Khi còn sống, Tào Tháo không chỉ có tài thao lược quân sự xuất sắc mà còn có khả năng nhìn người xem tướng vô cùng chuẩn xác.
Tào Tháo sớm nhìn ra Tư Mã Ý là người có "chí anh hùng". Ngoài ra, trong một lần tình cờ, Tào Tháo còn phát hiện ra Tư Mã Ý có tướng lang cố (hay còn được cho tướng mạo của kẻ phản trắc). Chính vì vậy, ông càng có ý đề phòng và muốn dồn ép Tư Mã Ý.
Thậm chí, Tào Tháo còn từng nhắc nhở con trai là Tào Phi rằng Tư Mã Ý có tướng phản trắc, ắt sẽ không chịu đứng mãi ở dưới chân người khác. Đáng tiếc là Tào Phi sau này lại không ghi nhớ lời căn dặn của cha, từ đó vô tình để lại mầm họa cho nhà Tào Ngụy.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.