Nga có 'siêu vũ khí' là khắc tinh của F-16 khiến Mỹ phải dè chừng nếu chuyển giao cho Ukraine

Minh Nhật (theo Bulgarianmilitary) Thứ hai, ngày 19/06/2023 20:03 PM (GMT+7)
Hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất và bán Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã chứng minh khả năng vượt trội của nó khi "tóm" được chiến đấu cơ F-22, F-35 tối tân của Mỹ cũng như hàng loạt tiêm kích F-16 mà Ukraine đang khao khát có được để hỗ trợ cho cuộc phản công của nước này.
Bình luận 0
Nga có 'siêu vũ khí' là khắc tinh của F-16 khiến Mỹ phải dè chừng nếu chuyển giao cho Ukraine - Ảnh 1.

Chiến đấu cơ F-16. Ảnh IT

Không còn nghi ngờ gì nữa, khả năng phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine đang trở thành tiêu đề hàng đầu trên các phương tiện truyền thông. Nhiều bài viết ca ngợi F-16 và nhiều chuyên gia cho rằng chiến đấu cơ này sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, theo Bulgarian Military, có một số sự thật đang tồn tại có thể khiến chúng ta phải nghi ngờ về khả năng F-16 và thậm chí, có niềm tin rằng, chiến đấu cơ này không thể thay đổi cục diện cuộc chiến ở Ukraine như những gì nó được ca ngợi hiện nay.

Theo Bulgarian Military, Thổ Nhĩ Kỳ là nước gần như sở hữu phi đội chiến đấu cơ F-16 nhiều hơn tất cả các quốc gia khác thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương (hơn 200 chiếc). Và ngay sau khi nhận được tổ hợp S-400 “Triumph” chính thức đầu tiên (theo hợp đồng năm 2017) từ Nga, người Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức một cuộc thử nghiệm chiến đấu thực tế.

Các cuộc thử nghiệm quan trọng này diễn ra tại căn cứ Murted gần Ankara và bao gồm nhiều cuộc tấn công huấn luyện trong đó các tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ lĩnh nhiệm vụ nhằm vào S-400 của Nga.

Theo các nguồn tin của Thổ Nhĩ Kỳ, những chiếc F-16 và những chiếc F-4 cũ hơn đã cố gắng thực hiện các cuộc tấn công ở các độ cao khác nhau, sử dụng các thao tác nhóm phức tạp. Nhưng lần nào chúng cũng bị S-400 của Nga phát hiện trước khi kịp tấn công bằng tên lửa chống radar.

Khi tiêm kích Mỹ tiếp cận căn cứ Murted ở khoảng cách 170-200km trong quá trình luân chuyển, S-400 đều phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ.

Các thử nghiệm như vậy đã được thực hiện ít nhất ba lần. Không chỉ F-35 mà F-22 Raptor cũng bị S-400 đánh chặn trên cùng đường bay. Trong quá trình này, khả năng khí động học của S-400 Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã được thử nghiệm.

Câu chuyện này sau đó đã gây ra một vụ bê bối khủng khiếp trong Liên minh. Bất chấp mọi nỗ lực để bưng bít vụ việc, thông tin vẫn bị rò rỉ và tràn lan trên các trang nhất của nhiều tờ báo.

Nga có 'siêu vũ khí' là khắc tinh của F-16 khiến Mỹ phải dè chừng nếu chuyển giao cho Ukraine - Ảnh 2.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga được cho là khắc tinh của tiêm kích F-16 của Mỹ. Ảnh IT

Có thể khẳng định chắc chắn một điều: Thổ Nhĩ Kỳ đã trả giá rất cao để có thể sở hữu S-400 (sau khi Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi chương trình F-35 của Mỹ), cao hơn nhiều so với giá trị danh nghĩa trên hợp đồng.

Lý do là, hệ thống phòng không của Nga được Ankara đánh giá cao cả F-35. Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ ra thái độ không có ý định giao S-400 cho nước thứ ba và không bị ảnh hưởng từ sức ép của Mỹ trong vấn đề này.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem