Nga hoàn thành “kháng sinh” Penicillin khắc chế pháo binh địch

Tiểu Đào (Theo RT) Thứ tư, ngày 05/12/2018 08:05 AM (GMT+7)
Nga đã hoàn thành việc thử nghiệm hệ thống mới có khả năng nhanh chóng phát hiện vị trí súng cối, pháo binh của kẻ địch, giúp quân đội tung đòn đáp trả. Đặc biệt, “mắt thần” này không sử dụng radar giống như các hệ thống tương tự của phương Tây.
Bình luận 0

Giải thích quy trình triển khai và phương thức hoạt động của Hệ thống 1B75 Penicillin. Video: Youtube.

Theo RT, hệ thống mới của Nga có tên 1B75 Penicillin. Đây là hệ thống phản pháo có công năng tương tự như hệ thống AN/TPQ-37 Firefinder của Mỹ. Thông qua việc phát hiện, phân tích đường đi của đạn súng cối, đạn pháo, “Penicillin” của Nga có thể phát hiện vị trí trận địa hỏa lực của địch, giúp cho các đơn vị khác phản đòn bằng các vũ khí chính xác cao.

Tuy nhiên, “Penicillin” đặc biệt hơn Firefinder và các hệ thống phương Tây khác ở chỗ không dùng radar để phát hiện đầu đạn. Cụ thể, hệ thống sử dụng 4 cảm biến nhiệt âm áp (thermoacoustic) - vốn được triển khai trên mặt đất, cách xa hệ thống chính - và 6 camera quang học, 6 camera hồng ngoại gắn trên một cột có thể gập gọn lại.

Nga-hoan-thanh-khang-sinh-Penicillin-khac-che-phao-binh-dich-1

Một binh sĩ Nga triển khai cảm biến nhiệt âm áp của hệ thống Penicillin. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Khi hoạt động, cảm biến sẽ phát hiện sóng âm từ vụ khai hỏa còn các camera sẽ xác định đường bay của đầu đạn. Từ các dữ liệu thu được, “Penicillin” sẽ chỉ mất 5 giây - tính từ lúc khai hỏa - để xác định vị trí súng cối, pháo binh vừa khai hỏa của kẻ địch. Các dữ liệu này sẽ được gửi tới các đơn vị pháo binh cùng phe để bắn đáp trả, tiêu diệt đối phương.

Theo RT, các hệ thống của Mỹ và phương Tây, “Penicillin” có 2 điểm yếu lớn: một là nếu mục tiêu quá nhỏ (giống như mảnh đạn) sẽ “qua mặt” được các cảm biến; hai là hệ thống có thể bị áp chế điện tử hoặc bị tiêu diệt với các vũ khí diệt radar (trong trường hợp sử dụng radar chủ động).

Nga-hoan-thanh-khang-sinh-Penicillin-khac-che-phao-binh-dich-2

Hệ thống 1B75 Penicillin đã hoàn thành thử nghiệm và sẵn sàng vào biên chế Quân đội Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Trái lại, 1B75 Penicillin của Nga được quảng cáo là khó bị xác định vị trí hơn và còn có khả năng phát hiện mọi loài đầu đạn, từ đạn cối, đạn pháo, đạn pháo phản lực cho đến tên lửa phòng không, tên lửa chiến thuật. Thế nhưng, “Penicillin” cũng không phải là “mắt thần” hoàn hảo. Theo nhà phát triển Ruselectronics (thuộc tập đoàn quốc phòng Nga Rostec), hệ thống có tầm hoạt động chỉ 25km, ngắn hơn so với hệ thống AN/TPQ-37 của Mỹ (50km) và hệ thống ARTHUR của Thụy Điện (60km).

Được biết, vào tuần trước, 1B75 Penicillin đã hoàn thành mọi bài thử cần thiết và sẵn sàng được biên chế. Ruselectronics dự kiến 2 đơn vị Penicillin đầu tiên sẽ được cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga vào năm 2020.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem