Năm 2008, sau khi làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích cấp Quốc gia, ngôi nhà gỗ của ông Nguyễn Văn Hùng (52 tuổi, ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã được đại diện Bộ Văn hóa, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đến đo đạc, thẩm định sau đó trùng tu, bảo tồn.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây cho biết, trong ngôi nhà cổ gần 400 năm tuổi có nhiều vật dụng quý hiếm, có giá trị về mặt văn hóa và có niên đại từ 100 năm đến 400 năm tuổi. Bộ bàn ghế bằng gỗ lim có độ tuổi khoảng 100 năm. Đến thời ông Hùng, bộ bàn ghế vẫn còn chắc chắn, không bị hư hỏng.
Chiếc tủ chè làm bằng loại gỗ lát cha ông để lại cho gia đình ông Hùng đến nay cũng hơn 100 năm tuổi.
Bên trong chiếc tủ chè để nhiều vật dụng quý hiếm như bình, đĩa có từ thời điểm ngôi nhà mới được xây dựng.
Chiếc mâm đồng có niên đại hơn 3 thế kỷ. Thời ông Hùng, thời đó, chiếc mâm này chỉ nhà khá giả mới có điều kiện dùng.
Hai bức tranh quý có từ thời mới xây dựng ngôi nhà
Các cây đèn dầu từ thời xưa còn lưu giữ lại cho đến thời nay
Chiếc tủ sạch gia đình ông Hùng có độ tuổi gần trăm năm
Chiếc bình vôi gia chủ dùng để ăn trầu cau. Theo lời ông Hùng, chiếc bình vôi này có độ tuổi hơn 200 năm.
Hai chiếc lộc bình có thời xưa. Hiện tại, gia đình ông vẫn thường dùng hai chiếc lộc bình này để cắm hoa.
Bộ bát đĩa cổ từ thời xưa
Một chiếc đĩa cổ gia đình ông Hùng trưng bày tại khu gian bên hông của ngôi nhà
Chiếc ghế từ thời xưa gia đình ông Hùng còn lưu giữ lại
Hai chiếc ấm đựng trà lúc nhỏ ông Hùng vẫn thường sử dụng
Gian bếp của khu nhà vườn treo những chiếc đó và nơm bắt cá.
Ngôi nhà gỗ gần 400 năm tuổi cùng kiến trúc độc đáo mang đậm nét cổ kính ở thị xã Sơn Tây đã thu hàng nghìn lượt...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.