Ngắm Long, Ly, Quy, Phượng làm bằng tre của lão nông Hà Nội

Hồng Phú Thứ năm, ngày 02/05/2019 12:55 PM (GMT+7)
Với đôi bàn tay khéo léo, ông Hách (Ba Vì) đã “thổi hồn” vào những gốc, rễ tre thô sơ thành những con vật như gà, rắn, cá chép…. Nổi bật nhất, đẹp nhất là những con rồng có hình dạng khác nhau
Bình luận 0

img

Bộ sưu tập 12 con giáp và bộ Long, Ly, Quy, Phượng làm từ rễ, gốc tre của ông Lưu Văn Hách (xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội) đã đoạt huy chương vàng Hội sinh vật cảnh thị xã Sơn Tây năm 2014

img

Ông Hách cho biết, ông đến với nghề này rất tình cờ. Năm 2015, ông tình cờ  nhặt được một gốc tre có hình dáng giống một con rồng, từ đó ông có ý tưởng tạo ra những con vật từ những gốc, rễ tre.

img

Kể từ đó, ngày nào ông Hách cũng đi khắp mấy huyện xung quanh tìm những gốc tre, rễ tre hay những cây tre có hình dạng kì quái đem về nhà tạo tác

img

Khi đã đủ phôi (nguyên liệu), ông Hách bắt đầu chế tác. Những con vật được làm từ những gốc tre hoàn toàn tự nhiên, ông chỉ ghép thêm một chút là tạo nên hình con vật. Để đảm bảo độ bền, bóng, ông Hách bôi mộ lớp sơn chống thấm lên những tác phẩm

img

Trong suốt hơn 10 năm làm nghề này, ông Hách đã tạo ra hàng chục con rồng có hình dáng khác nhau “vì rồng chỉ có trong điển tích nên nó muôn hình muôn vẻ”, ông Hách nói.

img

Lão nông chia sẻ, làm nghề này đòi hỏi sự kiên trì, khéo tay và có con mắt nghệ thuật “hầu như ngày nào tôi cũng đi tìm gốc, rễ tre. Có ngày đi từ sáng đến tối không tìm được gốc tre nào nhưng tôi vẫn không nản lòng”. Trong ảnh là đôi cá chép trông trăng làm từ gốc, rễ tre.

img

Đôi Long (rồng) chầu ngọc của ông Hách rất đẹp, ông cho biết bộ Long, Ly, Quy, Phượng ông hiến vào trong chùa chứ ông không bán. Có người nào đặt mua ông làm con mới.

img

Để tạo ra những đường cong, uấn lượn, ông Hách phải cắt 1,2 đốt tre xong ghép lại. Sau đó gắn thêm chân, râu.

img

Hình ảnh con Phượng rất sinh động được làm từ gốc tre nguyên bản, ông chỉ thêm phần chân, gắn cánh và tạo tác cái đầu sao cho có hồn nhất.

img

Hình ảnh con Ly được làm từ một gốc gỗ lũa.

img

Quy (rùa) cũng được làm từ một gốc gỗ lũa nguyên bản.

img

Con Rồng óng vàng mang tính chất nghệ thuật cao “tôi làm những con vật này để giữ gìn muôn đời cho con cháu sau này”, ông Hách chia sẻ.

img

Khúc tre đầu tiên có hình con rồng ông Hách nhặt được, nó bắt nguồn cảm hứng cho ông tạo ra hàng chục tác phẩm sau này.

Cận cảnh pho tượng gỗ mặc comple, đeo cà vạt

Trong lúc đào đầm tôm, người dân ở Thanh Hóa phát hiện bức tượng hình người đàn ông đầu trọc, tai sệ, có trang phục...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem