Ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản trở thành "ma men"

Trọng Hà (Theo nikkei) Thứ bảy, ngày 22/06/2024 14:58 PM (GMT+7)
Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng phụ nữ cần nhận thức rõ hơn về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe của mình.
Bình luận 0

Tình trạng phụ nữ Nhật Bản lạm dụng rượu bia đang gia tăng đáng báo động, đặc biệt là ở những người thuộc thế hệ tiên phong tham gia vào lực lượng lao động hiện đại. Theo một khảo sát của Chính quyền Tokyo, tỷ lệ phụ nữ uống rượu ở mức có hại cho sức khỏe đã vượt qua nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi 50.

Điều này đặt ra nhiều lo ngại về sức khỏe cộng đồng, khi phụ nữ thường có khả năng chuyển hóa cồn kém hơn nam giới, khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước các bệnh liên quan đến rượu bia như tim mạch, tiểu đường, xơ gan và ung thư vú. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản khuyến cáo lượng cồn nguyên chất an toàn cho phụ nữ mỗi ngày là dưới 20g, trong khi ở nam giới là 40g.

Ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản trở thành "ma men"

Ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản trở thành "ma men"- Ảnh 1.

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng phụ nữ cần nhận thức rõ hơn về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe của mình. Ảnh: IG.

Nghiên cứu của Yoko Muramatsu, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu NLI, chỉ ra rằng việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động từ những năm 1986, sau khi Đạo luật Cơ hội Việc làm Bình đẳng có hiệu lực, đã góp phần làm gia tăng tình trạng lạm dụng rượu bia ở nữ giới. Văn hóa công sở và các buổi giao lưu, tiếp khách đã khiến nhiều phụ nữ hình thành thói quen uống rượu bia quá mức.

Đại dịch Covid-19 càng làm trầm trọng thêm vấn đề, khi nhiều người chuyển sang uống rượu tại nhà để giải tỏa căng thẳng và cô đơn. Tỷ lệ nhập viện do các bệnh liên quan đến rượu ở phụ nữ tăng gấp đôi so với nam giới trong giai đoạn này, cho thấy tác động tiêu cực của đại dịch lên sức khỏe tinh thần và thói quen sinh hoạt của phụ nữ.

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng phụ nữ cần nhận thức rõ hơn về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe của mình. Việc uống rượu quá mức không chỉ gây ra các vấn đề về thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống. Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe định kỳ và tư vấn cai nghiện rượu bia một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Theo Đại học Kyoto, tỷ lệ nhập viện hàng tháng do bệnh gan liên quan đến rượu và viêm tụy đã tăng gấp đôi vào thời kỳ cao điểm, trong quý 2 năm 2020, so với năm trước. Ngược lại, tỷ lệ nhập viện ở nam giới tăng 20%, một mức tăng đáng kể nhưng nhỏ hơn nhiều.

Mitsuru Kimura, phó giám đốc Trung tâm Y tế và Cai nghiện Kurihama ở Yokosuka, phía nam Tokyo cho biết: “Ngay cả khi nam và nữ tiêu thụ cùng một lượng rượu, phụ nữ có nhiều khả năng phát triển chứng nghiện hoặc các bệnh về gan như xơ gan. Uống rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú".

Kanako Tanahara, người đứng đầu Ohana, một trung tâm hỗ trợ cai nghiện cho phụ nữ ở Tokyo cho biết: “Một khi thói quen uống rượu đã hình thành ở nhà thì rất khó bỏ. Nhiều phụ nữ bắt đầu uống rượu nhiều do căng thẳng khi phải làm việc từ xa và làm việc nhà", ông nói.

Ngoài ra, cần thay đổi nhận thức xã hội về việc phụ nữ uống rượu bia, tránh tạo áp lực hoặc kỳ thị đối với những người không uống hoặc uống ít. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với sức khỏe của mình và lựa chọn lối sống lành mạnh, cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem