Nghệ An: Cách chức chủ tịch xã vì “ăn chặn” tiền hỗ trợ của dân

Cảnh Thắng Thứ sáu, ngày 12/04/2019 06:25 AM (GMT+7)
UBND huyện Quế Phong đã có cuộc họp bất thường nhằm tiến hành cách chức chủ tịch UBND xã Quế Sơn vì vi phạm khi lập khống chứng từ, giả mạo chữ ký để “ăn chặn” gần 70 triệu đồng tiền hỗ trợ lúa bị bệnh của dân.
Bình luận 0

Chiều 11.4, trao đổi với Dân Việt, ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) cho hay: UBND huyện Quế Phong đã mở cuộc họp bất thường để bãi nhiệm chức vụ ông Nguyễn Hồng Châu - Chủ tịch UBND xã Quế Sơn vì những vi phạm trầm trọng như lập khống chứng từ, giả mạo chữ ký để “ăn chặn” gần 70 triệu đồng tiền hỗ trợ lúa bị bệnh của dân.".  

Cùng trong sáng nay, Huyện ủy Quế Phong có quyết định kỷ luật với hình thức “cách chức tất cả các chức vụ trong đảng” đối với ông Nguyễn Hồng Châu.

Liên quan đến những sai phạm trên, ông Nguyễn Tiến Dũng – Bí thư Đảng ủy xã Quế Sơn bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời bị điều chuyển qua làm Chủ tịch UBMT TQ xã.

img

Trụ sở UBND xã Quế Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An). Ảnh: Cảnh Thắng

Huyện ủy Quế Phong cũng kỷ luật với hình thức khiển trách đối với Phó Bí thư Thường trực và kế toán xã này. Ngoài ra, tập thể Ban thường vụ Đảng ủy xã Quế Sơn cũng nhận hình thức kỷ luật tương tự.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, vào năm 2009, trên địa bàn huyện Quế Phong xuất hiện bệnh lùn sọc đen trên lúa. Tại xã Quế Sơn, hơn 60 ha diện tích lúa và ngô trồng trên đất lúa buộc phải tiêu hủy. Huyện Quế Phong sau đó quyết định hỗ trợ người dân xã này gần 160 triệu đồng cho số diện tích lúa và ngô bị tiêu hủy.

Thời điểm đó, ông Nguyễn Tiến Dũng đang là Chủ tịch UBND xã Quế Sơn, còn ông Châu là Phó Chủ tịch UBND xã. Tuy nhiên, sau khi được phân công đi nhận tiền hỗ trợ cho người dân từ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông Châu đã lập 2 bộ chứng từ. Trong đó một bộ giả mạo chữ ký, hợp thức hóa chứng từ để rút tiền và quyết toán với số tiền gần 160 triệu đồng.

Một bộ chứng từ khác, ông Châu cho người dân ký thực nhận chưa đầy 90 triệu đồng. Trong bộ chứng từ này, xã đã tự ý giảm diện tích lúa và ngô của người dân bị tiêu hủy đồng thời giảm định mức hỗ trợ lúa từ 400 đồng/m2 xuống còn 200 đồng/m2. Số tiền gần 70 triệu đồng còn lại “bị thất lạc” từ đó đến nay.

Vào cuộc kiểm tra, huyện Quế Phong đã yêu cầu ông Nguyễn Hồng Châu phải bồi hoàn lại số tiền này để chi trả cho người dân.  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem