Nghề bà cậu

  • Nghề “Bà – Cậu” là nghề của những người lênh đênh trên sông nước ở miền Tây, cuộc sống mưu sinh hoàn toàn dựa vào con nước. Những năm gần đây nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong mùa nước nổi dù không còn nhiều, nhưng vẫn là mùa đánh bắt, mang lại nguồn thu nhập cho những người theo nghề “Bà – Cậu”.
  • Mùa nước nổi ở miền Tây chưa thấy đâu, nhưng thời điểm này, các loại ngư cụ phục vụ dân làm nghề bà cậu đánh bắt, nuôi trồng thủy sản mùa lũ năm 2020 ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã hoạt động nhộn nhịp...
  • Khi nước lũ xuống dần, hầu hết những loài cá tự nhiên vẫn “nán” lại trên đồng để tìm thức ăn. Khi lũ rút mạnh, cảm giác những cánh đồng sắp khô nước, chúng lại ào ạt tuôn ra sông. Đây là đợt “hốt hụi chót” của những người theo nghề “bà cậu” ở tỉnh An Giang.
  • Mạnh tay quăng chiếc chài bổng vào không trung, ông Trần Kim Phước, người dân xã Vĩnh Tế (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) xởi lởi: “Ông, bà mình nói giữa tháng 9 (âm lịch) nước bêu đồng, rồi “cầm” lại đó để cá, tôm có thời gian sinh sản. Sang tháng 10 nước rút, cá, tôm kịp lớn để nuôi sống dân câu lưới. Năm nay không như vậy, nước lên rất nhanh rồi xuống… “một cái một”! Vậy là con cá “trôi” theo nước làm dân bà cậu tiếc hùi hụi. Theo tui quan sát, nước vực mỗi ngày hơn cả tấc chứ không ít”.
  • Lũ rút. Trên những khúc sông soi bóng những phận đời mưu sinh bằng nghề đặt lú ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Quanh năm, họ lấy xuồng làm nhà, lênh đênh theo con “cá chạy”…
  • Khi nước lũ “nhuộm trắng” những cánh đồng ở An Giang cũng là lúc nghề cất vó vào vụ bội thu nhất trong năm với nhiều loài cá như cá heo kêu éc éc, cá trèn, các loại cá hủn hỉn. Thời điểm này, những cánh vó trở thành niềm hy vọng về một cuộc sống sung túc hơn cho những ai theo nghề “bà cậu” này trong mùa nước nổi. Cá cất vó bỏ vô trong vèo bán lúc nào cũng được.