Nghề đi biển
-
Từ 5 giờ sáng, nhiều ghe thuyền và ngư dân ven biển Đà Nẵng đã mang theo dụng cụ để ra bờ biển cào ốc gạo (còn gọi là ốc lể, ốc ruốc). Hiện nay, ốc gạo đang vào mùa nhưng sản lượng giảm, thu nhập giảm theo nhưng người dân vẫn hào hứng cào ốc với niềm vui đón “lộc biển”.
-
“Nghề tôm bạc thường chỉ diễn ra từ tháng 10 âm lịch đến sau Tết. Mùa này biển lạnh lắm bất trắc nhưng phải tranh thủ vì tôm xuất hiện nhiều, rồi Tết cũng đã cận kề bao nhiêu việc phải lo”, vừa dứt lời anh Hoàng Đức Toàn (tỉnh Quảng Trị) đã nổ máy chiếc ghe nhỏ thẳng tiến ra Cửa Tùng khi trời còn chưa tỏ mặt người.
-
Ngư dân ở làng biển Trung Lương nay "lên đời" thành khu phố Trung Lương (thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) bao đời nay vẫn bám biển mưu sinh. Ở đây, 2- 3 giờ sáng dân đã ra biển, hôm gặp bầy cá lớn "trúng" cả triệu bạc, nhưng có hôm về tay không
-
Mới 37 tuổi nhưng hơn 10 năm qua, ngư dân Nguyễn Tuấn Anh (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã là một thủ lĩnh đầy bản lĩnh và trách nhiệm của 11 chiếc tàu cá chuyên đánh bắt ở vùng biển xa như Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa... Nguyễn Tuấn Anh vừa được bình chọn là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017.
-
“Chén cơm, manh áo… tất cả đều dưới biển”. Đó là câu nói vui của những người làm nghề lặn biển đặt lọp bắt cá mú xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang khi chia sẻ về công việc của họ. Có thể nói, nghề này tương đối vất vả, song nó lại giúp họ có cuộc sống ổn định.