Các bé gái biểu diễn vòng đối đầu của chương trình Giọng hát Việt nhí 2016
Gameshow truyền hình không còn là điều xa lạ đối với khán giả Việt Nam khi mà mỗi năm bây giờ đếm sơ sơ cũng có mấy chục gameshow được phát sóng trên các kênh truyền hình. Mỗi gameshow có một tiêu chí, mục đích khác nhau, có những gameshow cũng đã mang lại sự giải trí, ít nhiều lợi ích cho khán giả và cũng có những gameshow đã gây không ít sự mệt mỏi cho khán giả bởi sự nhảm nhí. Đặc biệt có những gameshow người chơi, khán giả, hay chính những nghệ sĩ – người ngồi cầm cân nảy mực nhận ra những mặt trái của các show truyền hình thực tế này.Tác hại, sức ảnh hưởng về nhiều mặt đối với mọi người.
Nghệ sĩ Thành Lộc, người đã từng ngồi làm giám khảo của chương trình truyền hình thực tế Tìm kiếm tài năng - Vietnam's Got Talen chia sẻ, gameshow là một xu hướng xã hội. Nó có thể làm hài lòng người này, nhưng lại không làm hài lòng người kia. Cụ thể nghệ sĩ Thành Lộc cho hay, có những tiết mục anh thấy không hay, nhưng ban giám khảo lại nói hay. Anh không thấy nổi gai ốc, nhưng ban giám khảo lại nói “Tiết mục của em làm tôi nổi gai ốc!”...
Nghệ sĩ Thành Lộc cho hay, gameshow là chương trình truyền hình giả dối
Vì điều này mà nghệ sĩ Thành Lộc lại cảm thấy thấy nổi gai ốc với chính lời nhận xét của ban giám khảo chứ không phải vì tiết mục của thí sinh.
Hơn nữa theo nghệ sĩ Thành Lộc, ở mỗi chương trình gameshow, sau khi thí sinh đoạt giải quán quân cuộc thi năm nay, năm sau là được ngồi lên luôn cái ghế giám khảo đó, lặp lại những điệu bộ và lời khen đó.
Như vậy phần nào có thể thấy sự tác hại, mặt trái của gameshow đã tạo cho con người ta sự giả dối một cách trơn tru, tự nhiên đến trơn tuột không còn cảm xúc e ngại, ăn năn, đó chính là sự tác hại, ảnh hưởng xấu mà anh đã không muốn nhận lời ngồi ghế gameshow nữa.
Tương tự, nghệ sĩ Hữu Châu cũng từ chối lời mời làm giám khảo như nghệ sĩ Thành Lộc, với lý do, nhiều chương trình game show về diễn xuất nghệ sĩ Hữu Châu thấy như đang... giỡn mặt chứ không phải diễn xuất.
Theo nghệ sĩ Hữu Châu, anh từ chối rất nhiều lời mời ngồi ghế nóng ban giám khảo vì có những tiết mục anh không thấy hay mà do thỏa thuận với nhà tổ chức anh phải khen hay và điều đó khiến anh không dạy được học trò của mình.
NSND Kim Cương cũng từng tâm sự với báo chí, trong nghệ thuật, một lời nhận xét của người đi trước có thể ảnh hưởng đến cả một cuộc đời làm nghệ thuật của người khác sau này.
Sự tác hại của gameshow không chỉ đến với người lớn, mà những chương trình truyền hình thực tế giành cho trẻ em đang được nở rộ gần đây cũng đã làm hỏng các bé, khi mà nhà sản xuất chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà bắt các em nhỏ lao vào khổ luyện để bắt chước theo phong cách người lớn từ ăn mặc, đi đứng, nói, đến biểu diễn. Đấy là chưa kể áp đặt tư duy của người lên các em nhỏ. Chính vì điều này mà không ít phụ huynh, thậm chí nhiều nghệ sĩ, những người được ngồi trong vị trí giám khảo, huấn luyện viên đã phản đối.
Nhạc sĩ Thanh Bùi cho hay, nhà sản xuất xem các em như dụng cụ kinh doanh
Nhạc sĩ, ca sĩ Thanh Bùi, người đã từng làm huấn luyện viên Giọng hát Việt nhí vừa chia sẻ, bản thân anh sau khi ngồi ghế nóng của chương trình anh cũng không muốn con tham gia các gameshow nhí đó. Bởi anh không thích các nhà sản xuất xem các em như dụng cụ kinh doanh, nhà sản xuất tổ chức chỉ cần biết rating, tiền quảng cáo cao hay không mà thôi. Hình thức đó chỉ là cách tính toán trước mắt, không xây dựng được cốt lõi. Hơn nữa theo vị nhạc sĩ này, hành động của nhà sản xuất như vậy là không "fairplay".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.