Nghệ thuật quân sự người Việt
-
Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trong các tác phẩm mà chúng ta còn lưu giữ được thì chữ “nhân” đã được Nguyễn Trãi nhắc đến 59 lần và chữ “nghĩa” – 81 lần. Tổng cộng hai chữ “nhân”, “nghĩa” được ông sử dụng đến 140 lần.
-
Tháng 6/1300, Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Trần Quốc Tuấn sau khi tổng kết cuộc kháng chiến đã nói rằng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
-
Trong Bài cáo bình Ngô có câu: "Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt. Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công". Mưu phạt tâm công nghĩa là đánh bằng mưu trí, đánh vào lòng người, có thể coi là một trong những nghệ thuật quân sự nổi bật của Nguyễn Trãi.
-
Trần Hưng Ðạo xem việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh. Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi. Ông xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bị tựu tự cầm).
-
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, “ngũ hổ tướng” của nhà Thục gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ít người biết, dưới trước quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo cũng có năm mãnh tướng là Yết Kiêu, Dã Tượng, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô.
-
Vì sao và bằng cách nào, Đại Việt - vốn là một nước nhỏ, dân thưa, quân ít, tiềm lực có hạn lại có thể đứng vững, chặn đứng và đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông lắm quân, nhiều ngựa, đông thuyền và khí giới, buộc chúng phải từ bỏ mộng tưởng thâu tóm và nô dịch?
-
Có thể coi bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (quen gọi là Hịch tướng sĩ) của Đại vương Trần Hưng Đạo là bản văn gần với một tuyên ngôn độc lập lần thứ hai. Nó là một thanh bảo kiếm của lòng yêu nước, là một “Thiên cổ hùng văn” và nó đứng cùng với những bản văn được chính danh là “Tuyên ngôn độc lập”.
-
Trong ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đều trực tiếp cầm quân đánh giặc. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba, ông không những là vị Tổng chỉ huy quân đội mà còn là thủ lĩnh tinh thần tối cao của cuộc kháng chiến.